TRÌNH BÀY CẢM NHẬN CỦA ANH/CHỊ VỀ Ý NGHĨA CỦA BÁT CHÁO HÀNH VÀ NỒI CHÈ KHOÁN TRONG HAIĐOẠN VĂN SAU
Câu 2 (4,0 điểm):Trình bày cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của bát cháo hành và nồi chè khoán trong haiđoạn văn sau:“…Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vìlần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiêncho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìnbát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thịthế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữagiống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sứcmà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơmlàm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận rarằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưngtại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?”(Trích Chí Phèo - Nam Cao. SGK Ngữ văn lớp 11,tập 1)“…Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cáinồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên vàvào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám màăn đấy.Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cámđắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần,họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.”(Trích Vợ nhặt – Kim Lân. SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)