ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN CỐ ĐỊNH

2.2. Đặc điểm của vốn cố định:

Vốn cố định biểu hiện dưới hình thái tài sản cố định. Theo Quyết Định

– 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài Chính: Mọi tư liệu lao

động và mọi khoản chi phí thực tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp mà đồng thời thoã mãn hai điều kiện: có thời hạn sử dụng

từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì đều được coi là tài

sản cố định.

Tài sản cố định tham gia nhiều lần vào quá trình kinh doanh, sau mỗi

chu kỳ kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nên giá trị của

nó được chuyển dần từng phần vào giá trị của sản phẩm.

Tài sản cố định giữ nguyên hình thái vật chất của nó trong thời gian dài,

chỉ tăng thêm khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm. Tài sản cố định

hao mòn dần, có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

- Hao mòn hữu hình phụ thuộc mức độ sử dụng tài sản cố định và các

điều kiện khác có ảnh hưởng tới độ bền lâu dài của tài sản cố định như:

+ Hình thức và chất lượng của tài sản cố định.

+ Chế độ quản lý, sử dụng tài sản cố định.

+ Chế độ bảo vệ, bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế thường xuyên, định kỳ

đối với tài sản cố định.

+ Trình độ kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của người sử dụng và sự

quan tâm của cấp lãnh đạo.

+ Các điều kiện tự nhiên và môi trường…

- Hao mòn vô hình chủ yếu là do tiến bộ khoa học- công nghệ mới và

năng suất lao động xã hội quyết định.

Tài sản cố định chuyển đổi thành tiền chậm hơn nhưng những tài sản cố

định như: nhà cửa, kho tàng, quầy hàng... lại là những tài sản có giá trị cao,

là bộ mặt của doanh nghiệp, nên có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi

vay vốn.

Ngày nay, các doanh nghiệp thương mại thường đầu tư vốn cố định vào

xây dựng nhà làm việc, cửa hàng ở những đầu mối giao thông để tiện liên hệ

với khách hàng và những tài sản cố định như các thiết bị văn phòng được

chú ý đầu tư nhằm thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn.