NÊU KHÁI QUÁT SỰ PHÂN HÓA THIÊN NHIÊN THEO ĐÔNG – TÂY Ở NƯỚC TA.T...

Câu 4

Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở nước ta.

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt

( 3,0 đ )

- Vùng biển và thềm lục địa: Thiên nhiên vùng biển rất đa dạng và giàu

có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa

- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay

đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và

vùng biển phía đông

- Vùng đồi núi: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi

núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các

dãy núi

2,0 điểm

Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và

Tây Nguyên

- Đông Trường Sơn: Mùa mưa vào thu đông từ tháng 8 đến tháng 1 do đón

nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng Đông Bắc từ biển vào ( gió mùa

Đông Bắc, gió Tín phong Bắc Bán cầu ), báo, áp thấp từ Biển Đông, dải hội

tụ nhiệt đới.

Vào thời kỳ này, phía Tây Trường Sơn lại là mùa khô, mùa khô tại Tây

Nguyên rất khắc nghiệt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô rụng

- Tây Nguyên: mùa mưa vào hè thu do gió mùa Tây Nam mang lại. Vào nửa

đầu mùa hạ ( tháng 5, 6 ) gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Ben

gan mang theo lượng mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây

hiệu ứng phơn đem lại gió Tây khô nóng cho Đông Trường Sơn