SỰ PHÂN HÓA THIÊN NHIÊN THEO CHIỀU ĐÔNG - TÂY Ở VÙNG ĐỒI NÚI NƯỚC TA...

Câu 36: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu là do tác

động của

A. biển cùng với hướng các dãy núi.

B. gió mùa với hướng các dãy núi.

C. độ cao cùng với hướng các dãy núi.

D. gió Tín Phong với hướng các dãy núi.

Chọn B.

Lời giải

Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu là do tác động

của gió mùa và hướng các dãy núi.

- Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta, nhờ tác động hút gió của 4 cánh cung:

sông Gâm, Ngân, Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều -> tạo ra mùa đông lạnh cho khu vực Đông Bắc.

Khi thổi đến vùng Tây Bắc, dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam gió mùa

Đông Bắc bị cản lại và suy yếu nên khu vực Tây Bắc có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

-> Tạo ra sự phân hóa Đông - Tây ở vùng núi phía Bắc nước ta.

- Vào mùa hạ: gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho ven

biển Trung Bộ và phía nam của khu vực Tây Bắc -> tạo ra sự phân hóa Đông Tây ở vùng núi

Trường Sơn ở nước ta.