NÊU KHÁI QUÁT SỰ PHÂN HÓA THIÊN NHIÊN THEO HƯỚNG ĐÔNG – TÂY. D...

Câu 23. Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt

chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên?

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân thành 3 dải rõ rệt.

a. Vùng biển và thềm lục địa.

- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ

- Khí hậu Biển Đông của nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa với

lượng nhiệt, ẩm dồi dào. Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.

b. Vùng đồng bằng ven biển.

Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa dãy đồi

núi phía tây và vùng biển phía đông.

- Ở nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa

rộng, nông (như ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ).

- Nơi có đồi núi lan ra sát biển, chia thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng

nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu (như dải đồng bằng

Nam Trung Bộ).

- Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác

động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển này.

c. Vùng đồi núi.

Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông – tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của

gió mùa với hướng của các dãy núi.

+ Mùa đông lạnh đến sớm ở vùng đồi núi thấp Đông Bắc. Còn ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc,

mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.

+ Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu

đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa.

Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn Đông chịu tác động của gió Tây khô nóng.