1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP A. VỐN ĐẤT VÀ SỬ...

7.1. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp a. Vốn đất và sử dụng vốn đất - Đất trồng (thổ nhưỡng) là tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được, là thành phần quan trọng hàngđầu của môi trường sống.- Đối với nước ta, tài nguyên đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: là tư liệu sản xuất chủ yếu khôngthể thay thế được của nông, lâm nghiệp; là địa bàn để phân bố dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xãhội và các công trình an ninh, quốc phòng…- Trong tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta năm 2005, đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng lón nhất,tiếp đến là đất nông nghiệp. Đất chưa sử dụng chiếm tới 22%, đất chuyên dùng và đất ở là 6%.- Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp,lâm nghiệp, đất chuyên dùng và thổ cư tănglên còn đất chưa sử dụng giảm xuống nhưng vẫn còn lớn.- Đất nông nghiệp của nước ta được chia làm 5 loại. Do đặc điểm khác nhau nên hiện trạng sử dụngđất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi cũng khác nhau.b. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là điều kiện vềkhí hậu.- Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới với việc sắpxếp cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh xuất khẩu…- Ở Việt Nam hiện nay đang có sự tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệphàng hóa, song đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hàng hóa.+ Nền nông nghiệp cổ truyền với các đặc trưng là: sản xuất nhỏ, công cụ thô sơ, sản xuất nhiều loạisản phẩm, tự cung tự cấp, năng suất thấp…+ Nền nông nghiệp hàng hóa với các đặc trưng là: sử dụng nhiều máy móc, sản xuất mang tính chuyênmôn hóa, sản xuất theo nhu cầu của thị trường, năng suất cao…- Cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta bao gồm 4 thành phần chủ yếu là các doanh nghiệp nông - lâm -thủy sản, các HTX nông - lâm - thủy sản, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại.- Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. c. Vấn đề phát triển nông nghiệp - Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trồng trọt chiếm khoảng 3/4 giá trị.- Đối với nước ta sản xuất lương thực có vai trò đặc biệt quan trọng, nhờ có nhiều thế mạnh nên trongnhững năm qua sản xuất lương thực đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó Đồng bằng sông Cửu Longlà vùng trọng điểm số 1.- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp, trong đó cây lâu năm đóngvai trò quan trọng hơn với các sản phẩm tiêu biểu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè…Các cây công nghiệplâu năm phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, còn cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu phân bố ở đồng bằng.- Ngành chăn nuôi của nước ta có bước tiến khá vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy nhiêncũng gặp phải không ít khó khăn: diện tích đồng cỏ ít, hay xẩy ra dịch bệnh, chất lượng giống gia súc giacầm chưa tốt.- Các vật nuôi của nước ta phát triển không ổn định, chủ yếu là do nhu cầu và do ảnh hưởng của cácdịch bệnh.d. Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản: nguồn lợi biển phong phú, diệntích mặt nước rộng lớn, nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được nângcao, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản trong nước và thế giới tăng, chính sách của Đảng và Nhà nước.- Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn cần giải quyết: biển Đông lắm bão, áp thấp nhiệtđới và gió mùa Đông Bắc; phương tiện đánh bắt và chế biến còn lạc hậu, nguồn lợi ven bờ đã bị suy thoái…- Cả sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng đều tăng nhưng sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn.Hiện nay giá trị của khu vực nuôi trồng đã vượt khai thác.- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng dẫn đầu cả nước về hầu hết các chỉ tiêu của ngành thủy sản:81% sản lượng tôm nuôi và 67% sản lượng cá nuôi (năm 2005).- Đối với nước ta rừng có vai trò đặc biệt quan trọng. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có nhưngđã bị suy thoái nhiều cả về số lượng và chất lượng.- Rừng ở nước ta được chia làm 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. e. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó các điều kiện tự nhiêntạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêmvà làm biến đổi sự phân hóa đó.- Ở nước ta hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệpchế biến. Mỗi vùng đều có những đặc điểm riêng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế- xãhội, trình độ thâm canh và hướng chuyên môn hóa.- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta đang có sự thay đổi theo 2 hương: tăng cường chuyên mônhóa và đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất.- Ở nước ta hiện nay kinh tế trang trại ngày càng phát triển đã thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở khu vựcnông thôn.