SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG HỘP PHÂN PHỐI (HỘP SỐ PHỤ) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI

Bài 5: SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG HỘP PHÂN PHỐI (hộp số phụ) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ, phân loại cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hộp phân phối. - Giải thích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp phân phối. - Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa được hộp phân phối đúng yêu cầu kỹ thuật. Thời gian: 11 h (LT: 3h; TH: 8 h) II/ NỘI DUNG: I/ Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp phân phối: 1/ Nhiệm vụ: Thường được trang bị trên xe ôtô có nhiều cầu chủ động. - Phân phối mô men xoắn cho các cầu chủ động. - Gài hay tách cầu trước chủ động. - Sang số chậm để tăng mômen xoắn cho các bánh xe chủ động khi xe chạy trên đường xấu. 2/ Phân loại hộp phân phối: * Theo cấp tỷ số truyền có: Hộp phân phối một cấp tăng và giảm. Hộp phân phối 2 hoặc 3 cấp tăng và giảm. * Theo trục phân phối: Phân phối cho 1 trục cắc đăng. Phân phối cho 2 hoặc 3 trục cắc đăng. * Theo sự liên kết với hộp số chính: Hộp phân phối gắn liền với hộp số chính. Hộp phân phối gắn rời với hộp số chính. 3/ Yêu cầu: Có tỷ số truyền thích hợp đảm bảo tính năng động lực, tính kinh tế. Không sinh ra các lực va đập lên hệ thống truyền lực. Điều khiển được dễ dàng. Làm việc êm dịu, hiệu suất cao. Dễ bảo dưỡng, sửa chữa. II/ Cấu tạo và hoạt động của hộp phân phối: 1/ Sơ đồ cấu tạo: Cấu tạo hộp phân phối gồm có trục chủ động A nối với trục thứ cấp hộp số chính bằng các đăng, trục bị động B nối với cầu sau. Trên trục A có bánh răng di động 1, trên trục B có bánh răng liền trục 4, trục trung gian lắp cứng bánh răng 2 và 3, các bánh răng này quay cùng với trục. Trên trục truyền động ra cầu trước D có lắp bánh răng 5, bánh răng này quay tự do trên trục, bánh răng 6 di động trên trục nhờ các rãnh then hoa. Sơ đồ hộp số phân phối được trang bị trên xe hai cầu chủ động: 2/ Nguyên lý hoạt động: Bánh răng 4 luôn ăn khớp với bánh răng 3 và bánh răng 5. Khi bánh răng 1 ở vị trí không ăn khớp với bánh răng 4 và bánh răng 2, moment quay không truyền đến cầu trước và cầu sau mặc dù máy vẫn nổ và hộp số chính đã gài số. Khi gài số truyền thẳng thì gạt bánh răng 1 ăn khớp với bánh răng 4, moment quay được truyền đến cầu sau. Nếu không cho cầu trước làm việc thì không cho bánh răng 6 ăn khớp với bánh răng 5. Khi gài số truyền giảm (để tăng lực kéo cho bánh xe chủ động) thì gạt bánh răng 1 ăn khớp với bánh răng 2, bánh răng 3 lắp cứng trên trục nên bánh răng 3 cũng quay và ăn khớp với bánh răng 4. Khi gài số phụ để cầu chủ động trước làm việc thì gài bánh răng di động 6 ăn khớp với bánh răng 5. III/ Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp phân phối: 1/ Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng: Bánh răng số: Thường bị mài mòn, bị tà đầu răng hay sứt mẻ, mòn rãnh then. Do quá trình làm việc hộp ở tình trạng thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn không đúng chủng loại hoặc do điều kiện làm việc quá tải hay ly hợp cắt truyền động không hoàn toàn… Trục số: Bị nứt gãy, bị cong, xoắn hay mòn ở các vị trí lắp bánh răng hoặc ổ bi đỡ đầu trục. Nắp và vỏ hộp số: Nắp hộp số bị nứt, cong bề mặt lắp ghép. Bị mòn các lỗ lắp trục càng gạt số. Do va đập, do kẹt hoặc quá tải gây ra. Hoặc do quá trình tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật Càng đi số và thanh trượt: Càng đi số bị mòn bề mặt tiếp xúc với rãnh bánh rằng hoặc bộ đồng tốc, bị nứt gẫy. Thanh trượt bị mòn, cong hoặc gẫy, lỏng trên lỗ dẫn hướng, bị mòn loét các khấc bi định vị. Cơ cấu hãm thanh trượt bị mòn, bể, lò xo yếu, gẫy. Trục hộp số: Bị biến dạng, mài mòn các cổ trục, mòn hỏng rãnh then hoa. Ổ bi hộp số: bị xước nứt mẻ, tróc rỗ, mòn vệt trên đường lăn của vòng trong, vòng ngoài, viên bi lăn hoặc vòng cách. Đối với bi cầu có độ rơ trọc hoặc ngang lớn, khi lắc cảm giác được rõ ràng. 2/ Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp phân phối: Bánh răng số: Cần kiểm tra, quan sát bằng mắt thường đẻ phát hiện bề mặt bị trầy xước, tróc rỗ hay mòn lớn ở mặt răng hoặc lỗ moay- ơ thì cần thay bánh răng mới. Trục hộp số: Kiểm tra độ cong của trục bằng cách gá trục vào mũi chống tâm hai đầu trục và sử dụng đồng hồ so đẻ kiểm tra, quan sát các vết mòn của các vị trí lắp ổ bi, mòn xước rãnh then hoa. Cần kiểm tra nứt, vở của vỏ hộp số. Nếu vết ở các khu vực lỗ lắp ổ bi đỡ các trục số thì phải thay hộp số mới. Các vết nứt nhỏ được hàn lại rồi làm sạch bằng đá mài. Các bề mặt lắp ghép bị xước mòn, được phục hồi bằng cách mài lại, riêng các bề mặt lắp ổ trục có thể phục hồi, sửa chữa bằng phương pháp mạ hoặc đóng ống lót rồi doa mài đến kích thước ban đầu. Hư hỏng các lỗ ren. Được sửa chữa bằng cách làm ren mới. Càng đi số bị mòn bề mặt tiếp xúc với rãnh bánh rằng hoặc bộ đồng tốc. Được sửa chữa bằng cách hàn đắp rồi mài lại đến kích thước ban đầu. định vị. Thay mới thanh trượt. Các lò xo hãm yếu, gẫy, biến dạng được thay mới. Các viên bi và chốt khoá nếu bị mòn vệt phải thay mới. lắc cảm giác được rõ ràng. Thì được thay mới. IV/ Bảo dưỡng và sửa chữa hộp phân phối: 1/ Quy trình tháo lắp: Làm vệ sinh bên ngoài. Tháo dây mát acquy rồi tháo tay số, kích nâng xe lên và xả dầu bôi trơn hộp số. Tháo dây cảm biến tốc độ và các dây nối điều khiển khác khỏi hộp số. Bọc lại các đầu dây lại để tránh bẩn hoặc va đập gây hư hỏng. Tháo trục cardan ra khỏi hộp số. Tháo bu lông bắt hộp số với động cơ và đưa hộp số ra ngoài. Tháo rời các chi tiết của hộp số. Tháo nắp hộp số. Gồm nắp trên, nắp trước, nắp sau, nắp hông. Tháo ổ bi trục sơ cấp hộp số và rút trục sơ cấp ra ngoài. Tháo ổ bi và trục thứ cấp hộp số. Tháo trục trung gian. 2/ Bảo dưỡng: Tháo lắp, kiểm tra chi tiết. Vỏ và nắp hộp số, các càng đi số và thanh trượt. Các bánh răng, trục số. Làm sạch và thay dầu bôi trơn. 3/ Sửa chữa: Vỏ và nắp hộp số, các càng đi số và thanh trượt.