BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA LY HỢP

3. Bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp: a/ Quy trình tháo lắp: Kê kích bánh xe đảm bảo an toàn trước khi thực hiện cộng việc. Tháo trục cardan, phanh tay sau hộp số, dây công tơ mét, công tắc đèn báo số lùi. Tháo hộp số. Tháo catte ly hợp, đĩa ép, đĩa ma sát ra khỏi động cơ. b/ Bảo dưỡng bộ ly hợp: kiểm tra đĩa ép bị mòn, xước. kiểm tra các lò xo bị mất tính đàn hồi, bị gẫy, không đủ chiều cao. Đĩa ma sát bị mòn, vênh, lò xo giảm chấn bị lỏng, mòn mayơ. Làm sạch, vô dầu mỡ. Điều chỉnh bộ ly hợp. Điều chỉnh chiều cao cần bẩy mở ly hợp cùng nằm trên một mặt phẳng. Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ly hợp: Trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại xi lanh cắt ly hợp là loại tự điều chỉnh và loại có thể điều chỉnh được. Đối với loại tự điều chỉnh thì ngay trong buồng xi lanh cắt ly hợp bố trí một lò xo côn. Lò xo này luôn luôn ép cần đẩy vào càng cắt ly hợp. Nhờ vậy mà hành trình tự do của bàn đạp không thay đổi. Đối với loại thứ hai thì nếu ly hợp bị mòn, vị trí của lò xo đĩa thay đổi, vòng bi cắt ly hợp không áp sát vào lò xo đĩa làm hành trình tự do của bàn đạp thay đổi. Do đó ta buộc phải điều chỉnh vít lắp ở đầu cần đẩy để càng ly hợp ép sát vào vòng bi. Thông thường hành trình tự do bàn đạp từ 42 ÷ 45 mm. c/ Sửa chữa bộ ly hợp: Cơ cấu điều khiển: các cần, thanh dẫn động. bị mòn, cong vênh. Đối với lọai dẫn động thuỷ lực. Xi lanh chính bị mòn, xước phải thay thế hoặc đóng ống lót sơ mi. cupen bị mòn, rách, thay thế cupen mới. Ống dãn dầu bị nứt vở bị tắc phải thay thế. Bộ ly hợp: Bố ma sát bị mòn gấn đến đinh tán, lỏng đinh tán, có vết nứt trên bề mặt. Tán bố ma sát mới. Tấm lò xo sườn bị nứt, yếu không còn độ gợn sóng. Thay đĩa ma sát mới. Kiểm tra đĩa bị vênh. Đặt đĩa lên mặt phẳng bàn rà, lá cở đo 0,3 không được lọt qua khe hở giữa mặt đĩa và bàn rà. Nếu vượt quá 0,3 thì nắn đĩa ma sát. Lò xo giảm xoắn lỏng, xục xịch, mất tính đàn hồi. Moay-ơ bị mòn rãnh then hoa. Thay mới đĩa ma sát. Quan sát các vết sướt trên bề mặt đĩa ép. Nếu sướt nhẹ có thể đánh bóng bằng giấy nhám. Nếu sướt nặng, bị vênh, nứt thì tiện bề mặt đĩa ép hoặc thay đĩa ép mới. Lò xo ép bị cháy xanh sậm hoặc chiều cao không đảm bảo thay lò xo mới. Cần mở ly hợp bị mòn có thể hàn đắp và mài lại, bị nứt gẫy thì thay mới. Bị rơ lỏng, quay có tiếng khua thì thay vòng bi mới. Càng gạt mở ly hợp bị mòn, cong, nứt gẫy. Có thể hàn đắp gia công lại hoặc thay mới. Điều chỉnh bộ ly hợp. Chiều cao cần bẩy mở ly hợp cùng nằm trên một mặt phẳng. Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp ly hợp từ 42 ÷ 45 mm.