2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ HUY ĐỘNG VỐN HỢP LÝ. ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG...

3.2. Xác định nhu cầu và huy động vốn hợp lý.

Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu vốn và để chủ động trong huy động

vốn ngắn hạn, đảm bảo đủ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,

nâng cao hiệu quả của vốn lưu động, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn

lưu động một cách đúng đắn hợp lý. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhiệm vụ

quan trọng đầu tiên của quản trị tài chính, nhiệm vụ tiếp theo là tìm mọi cách

để huy động các nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

Trong những năm qua, cùng với việc phát triển sản xuất kinh doanh nhu

cầu vốn ngày một lớn, trong khi đó, khoản tích luỹ từ lợi nhuận hầu như

không có, nhà nước bù lỗ giá vốn chậm. Mặc dù công ty đã huy động sử

dụng tối đa các quỹ xí nghiệp, tranh thủ tận dụng các khoản nợ chưa đến

hạn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh. Do đó

trong thời gian tới công ty có thể áp dụng một số biện pháp nhằm huy động

vốn đưa vào kinh doanh:

Đối với khoản vốn dài hạn, bên cạnh các nguồn vốn có thể huy động

trong nội bộ doanh nghiệp như phần vốn khấu hao cơ bản để lại doanh

nghiệp, phần lợi nhuận không chia, tiền nhượng bán tài sản cố định… công

ty còn có thể áp dụng các hình thức huy động sau:

- Vay vốn dài hạn và trung hạn của ngân hàng. Trong những năm gần

đây, hệ thống ngân hàng đã được kiện toàn và cải tổ mạnh mẽ, chính sách tín

dụng có nhiều đổi mới, lãi suất cho vay đã có biến đổi tích cực. Việc huy

động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng cần phải được tính toán cân nhắc kỹ

lưỡng về tỷ giá lãi suất, phí cam kết tín dụng, rủi ro… để vừa có thể phát

huy hết tác dụng của nguồn vốn vay, vừa có thể hoàn trả các khoản vay đúng

hạn.

- Sử dụng thiết bị máy móc hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua.

Đối với công ty, chi phí vận tải hiện nay còn cao do đó hình thức tín dụng

thuê mua có thể áp dụng là thực hiện đấu thầu vận tải. Với biện pháp này

công ty có thể tận dụng được thế mạnh về phương tiện vận tải của các đối

tác trên địa bàn.

- Ngoài ra công ty còn có thể liên kết đầu tư dài hạn với các doanh

nghiệp khác để phát triển công ty.

Đối với các khoản vốn vay ngắn hạn, tuỳ vào từng điều kiện, thời điểm

cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn biện pháp huy động vốn cho phù

hợp như:

- Vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay của đơn vị

bạn, vay của cán bộ công nhân viên. Đối với việc vay vốn ngắn hạn của

ngân hàng công ty có thể đề nghị tổng công ty có chỉ đạo cụ thể trong việc

lựa chọn vay bằng ngoại tệ hay đồng Việt Nam, tuỳ theo yêu cầu thanh toán,

lãi suất tiền đồng Việt Nam và sự biến động tỷ giá sao cho có lợi nhất.

- Hưởng tín dụng của nhà cung ứng, đối với công ty đó là khoản chiếm

dụng từ vốn tạo nguồn hàng của tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Đây là

khoản vốn chiếm dụng hợp lý và giữ vai trò quan trọng để bù dắp số vốn còn

thiếu và tài trợ công nợ khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố này chịu nhiều rủi ro

nếu không đẩy mạnh hoạt động bán hàng, nhanh chóng thu hồi tiền hàng thì

phải trả tền lãi cho tổng công ty xăng dầu Việt Nam về khoản tín dụng

này,vì thời hạn của khoản tín dụng này chỉ là 15 ngày.