PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUANĐỂ GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ NÀY, CẦN PHẢI TH...

Bài 4: Phân tích hồi quy và tương quan

Để giải quyết nhiệm vụ này, cần phải thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Giải thích sự tồn tại thực tế và bản chất của mối liên hệ bằng phân tích lý

luận. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu cụ thể mà xác định trong mối liên hệ đó, đâu

là nguyên nhân, đâu là kết quả.

Ví dụ: Tuổi nghề có ảnh hưởng tới NSLĐ. Như vậy, tuổi nghề là nguyên nhân có

ảnh hưởng đến NSLĐ.

Nhưng nếu xét trong mối liên hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất và giá thành

đơn vị, ta thấy: NSLĐ tăng dẫn tới khối lượng sản phẩm sản xuất tăng. Khi đó,

NSLĐ lại là nguyên nhân, khối lượng sản phẩm là kết quả. Khi khối lượng sản

phẩm sản xuất tăng thì giá thành giảm. Khối lượng sản phẩm sản xuất lại đóng vai

trò là nguyên nhân, giá thành là kết quả.

Ví dụ: Mối liên hệ giữa chi phí quảng cáo và

doanh thu. Khi nghiên cứu các nhân tố tác động

đến doanh thu thì chi phí quảng cáo là một nguyên

nhân. Nhưng khi nghiên cứu nhân tố tác động đến

chi phí quảng cáo thì doanh thu cũng lại là một

nguyên nhân. Trong trường hợp này phải chú ý đến

mục đích nghiên cứu là gì để xác định đâu là tiêu

thức nguyên nhân, đâu là tiêu thức kết quả.

Trong mối liên hệ này, có thể có nhiều nguyên nhân

nhưng chỉ có một kết quả.

Bước 2: Thăm dò mối liên hệ bằng các phương pháp thống kê: phương pháp đồ

thị, phân tổ, số bình quân, phương pháp quan sát 2 dãy số song song…

Bước 3: Lập phương trình hồi quy biểu hiện mối liên hệ.

Ví dụ: Các phương trình y = a + bx; y = a + bx + cx

2

Bước 4: Tính toán các tham số và giải thích ý nghĩa của chúng.

4.1.2.2. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan

Sau khi đã xây dựng được phương trình hồi quy biểu diễn mối liên hệ giữa các hiện

tượng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ thứ hai của phân tích hồi quy tương quan là đánh giá

mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan và sự phù hợp của mô hình thông qua hệ

số tương quan (tuyến tính) và tỷ số tương quan (phi tuyến tính).

4.1.3. Ý nghĩa của phân tích hồi quy và tương quan

Phân tích hồi quy và tương quan là phương pháp thường được sử dụng để nghiên cứu

mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, nó còn

được sử dụng nhiều trong nghiên cứu thống kê, như phân tích dãy số thời gian, dự

đoán thống kê...

Trong phần tiếp theo, bài giảng sẽ đi vào trình bày cách thức xây dựng và phân tích

một mô hình hồi quy thể hiện mối liên hệ giữa một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu

thức kết quả.

4.2. Hồi quy và tương quan giữa hai tiêu thức số lượng

Trước hết là dạng mô hình đơn giản nhất, mô hình hồi quy tuyến tính.

4.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng

4.2.1.1. Mô hình hồi quy

Tr ước khi đi vào xây dựng mô hình hồi quy, chúng ta hãy xem xét một số khái niệm

có liên quan.

Một số khái niệm liên quan

thành bởi các tài liệu thực tế.

o

Đường hồi quy thực nghiệm: là đường được hình

trừ các chênh lệch ngẫu nhiên

o

Đường hồi quy lý thuyết: là đường điều chỉnh bù

vạch ra xu hướng cơ bản của hiện tượng.

Đường hồi quy

thực nghiệm

lý thuyết

o Mô hình hồi quy là mô hình xác định vị trí của đường hồi quy lý thuyết sao cho

mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế.

Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đơn

o Mô hình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối liên hệ giữa 2 tiêu thức số lượng có

dạng:

x

= b

0

+ b

1

x

Trong đó:

 x: Trị số của tiêu thức gây ảnh hưởng (nguyên nhân) (biến độc lập).

 yˆ

x

: Trị số điều chỉnh của tiêu thức chịu ảnh hưởng (kết quả) (biến phụ

thuộc) theo quan hệ với x.

 b

0

: Hệ số tự do (hệ số chặn), là điểm xuất phát của đường hồi quy lý thuyết,

nêu lên ảnh hưởng của các nhân tố khác (tiêu thức nguyên nhân khác) ngoài

x tới sự biến động của y.

 b

1

: Hệ số hồi quy (hệ số góc, độ dốc), phản ánh ảnh hưởng trực tiếp của tiêu

thức nguyên nhân x đến tiêu thức kết quả y. Mỗi khi x tăng lên 1 đơn vị thì

y sẽ thay đổi trung bình b

1

đơn vị.

b

1

nói lên chiều hướng của mối liên hệ: b

1

> 0: Mối liên hệ thuận; b

1

< 0:

Mối liên hệ nghịch.

o Cách xác định tham số:

b

0

, b

1

phải được xác định sao cho đường hồi quy lý thuyết mô tả gần đúng nhất

mối liên hệ thực tế. Trên hình vẽ, khoảng cách từ điểm thực tế đến điểm thuộc

đường hồi quy lý thuyết nhỏ nhất sẽ là tốt nhất.

Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Square)

với nội dung: tổng bình phương các độ lệch giữa giá trị thực tế và giá trị lý

thuyết của biến phụ thuộc (tiêu thức kết quả) là nhỏ nhất.