A- TÁC GIẢ DÙNG BIỆN PHÁP NHÂN HÓA ĐỂ NÓI VỀ SỰ CHĂM CHỈ LÀM VIỆC CỦA...

Bài 3:

a-

Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để nói về sự chăm chỉ làm việc của Búp Bê và sự quan tâm

đến bạn bè của Dế Mèn.

b-

Nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả giúp cho người đọc dễ dàng cảm nhận được ý

nghĩa: ai lao động chăm chỉ, người đó sẽ có được niềm vui và tình bạn đáng quí.

* Dạng 2 : Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào chỗ trống cho thích hợp

nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa.

a) Vầng trăng...

-> Vầng trăng hiền dịu.

b) Mặt trời...

- >Mặt trời nấp sau bụi tre.

c) Bông hoa...

- > Bông hoa thì thầm tỏa hương.

d) Chiếc bảng đen...

- > Chiếc bảng đen nhòe nhoẹt nước mắt.

e) Cổng trường...

- > Cổng trường dang tay đón chúng em.

* Dạng 3 : Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động,

gợi cảm.

a) Những bông hoa nở trong nắng sớm

- > Những bông hoa tươi cười trong nắng sớm

b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây.

- > Mấy chú chim đang trò chuyện ríu rít trên vòm cây.

c) Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá.

- > Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá.

d) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.

- > Những chị gió nhón chân đi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh.

* Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa

Một số câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa

“...Những buổi chiều, con đường làng em như chìm trong giấc ngủ. Hàng cây đứng yên cho con

đường yên giấc...”

( Trích bài Tả con đường làng)

“.... Chú chó nhà em rất đáng yêu. Nó đỏng đảnh lắm. Cái đuôi cong cong vẻ làm duyên. Khi ăn

cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn. Nó ăn từ tốn và rất khảnh ăn. Ăn xong nó lăn ra ngủ trông hiền lành

lắm.Có hôm, em cho gà ăn trước nó, chú ta liền đuổi bọn gà bạt mạng và dỗi không thèm ăn nữa!

(Trích bài Tả con vật đáng yêu)

-“ ...Bông thì lồ lộ phô trương sự đằm thắm , xòe rộng bộ váy của mình, khoe cả nhị vàng thơm ngát.

Bông thì mỉm cười, duyên dáng, e lệ dưới tán lá. Những bông trẻ hơn, khỏe hơn thì tua tủa, gọn gàng

đứng ngay ngắn bên hoa mẹ...”

(Trích bài Tả cây hoa hồng)

ĐỀ 1Câu 1. 4 điểm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những động tác thả sào, rút sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắm chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Ngữ văn 6, tập 2) a, Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? b, Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? c, Nêu nội dung chính của đoạn? d,Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?Câu 2. 6 điểm “Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanhThân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy nên thành tre ơi ?Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !” (Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.Câu 3. 10 điểmĐứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đờiđầu tiên và ân hận vô cùng. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuấtbản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.