2)THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI TẬP

3.2)Thực hành một số bài tập:

* Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy

- Bài tập ví dụ: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn sau, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Dựa

vào dấu hiệu chung nào? So sánh bằng từ gì?

a) Quyển vở này mở ra

Bao nhiêu trang giấy trắng

Từng dòng kẻ ngay ngắn

Như chúng em xếp hàng

Quang Huy

b) Khi mặt trời lên tỏ

Nước xanh chuyển màu hồng

Cờ trên tàu như lửa

Sáng bừng cả mặt sông

Nguyễn Hồng Kiên

c)Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm

nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót.

Bùi Hiển

Khổ

Hai sự vật được so sánh với

Dấu hiệu chung để so sánh

Từ dùng chỉ sự

thơ, đoạn văn

nhau

so sánh

a

cờ - lửa

đều có màu đỏ

như

b

dòng kẻ - em(xếp hàng)

đều ngay ngắn

như

c

mảnh buồm – con chim

hình dáng giống nhau

như

Bài tập 3: Trong bài “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau hơn

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”

Trong đoạn thơ trên,tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre?

Cách nói đó hay ở chỗ nào?

* Dạng 2: Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có hình ảnh so sánh :