6. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU LỰC CỦA HĐTDĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC C...

3.6. Các vấn đề liên quan đến hiệu lực của HĐTDĐiều kiện có hiệu lực của HĐTD:Dựa trên các quy định có nguyên tắc của Bộ luật dân sự năm 2005 về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, một HĐTD, với tư cách là một giao dịch dân sự đặc thù, chỉ có hiệu lực khi thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:Chủ thể tham gia HĐTD phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.Mục đích và nội dung của HĐTD không trái pháp luật và đạo đức xã hội.Mục đích cho vay và mục đích đi vay của các bên chủ thể hợp đồng nhất thiết phải được thể hiện rõ ràng trong nội dung của hợp đồng và các mục đích này không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội.Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tự do ý chí.Một HĐTD được coi là không có sự đồng thuận khi sự thoả thuận đó giữa các bên bị các khuyết điểm như sự nhầm lẫn: sự lừa dối, lường gạt hoặc sự ép buộc, cưỡng bức trong khi giao kết hợp đồng. Trên nguyên tắc, các khuyết tật này phải có ảnh hưởng mang tính quyết định đến ý trí giao kết hợp đồng của các bên thì mới được coi là sự kiện pháp lý làm cho hợp đồng tín dụng vô hiệu.Hình thức của HĐTD phải phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng. Đối với hợp đồng tín dụng, do tính chất rủi ro cao cho quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này nên pháp luật ngân hàng đòi hỏi hình thức hợp đồng tín dụng phải được xem là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là điểm mốc thời gian mà kể từ lúc đó quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia hợp đồng tín dụng bắt đầu phát sinh. Chẳng hạn như ở Cộng hoà Pháp, do nhà làm luật coi HĐTD là hợp đồng thực tế nên họ cho rằng thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời điểm bên cho vay chuyển giao số tiền vay (đối tượng hợp đồng) cho bên vay. Với quan điểm này, việc chuyển giao tiền vay của người cho vay sang co người vay không phải là một nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng tín dụng mà bên cho vay phải thực hiện. Vì thế, nếu bên cho vay đã hứa sẽ cho vay mà sau đó lại không chuyển giao tiền vay (với tư cách là đối tượng hợp đồng) thì do đó hợp đồng tín dụng vẫn chưa hình thành và người hứa cho vay cũng không phải gánh chịu một chế tài nào cả.Còn ở Việt Nam, do nhà làm luật coi HĐTD là loại hợp đồng ưng thuận nên pháp luật quy định tại thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng chính là thời điểm các bên đã thoả thuận xong các điều khoản của hợp đồng và bên sau cùng đã ký tên, đóng dấu (nếu có) và văn bản hợp đồng tín dụng. Theo quy định này việc chuyển giao tiền vay (giải ngân) là một nghĩa vụ hợp đồng của bên cho vay và nếu họ không thực hiện đúng hợp đồng này mà lại gây thiệt hại tính được thành tiền cho bên vay thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt vi phạm hợp đồng và chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng và các hậu quả pháp lý của sự vô hiệu: HĐTD đựơc coi là vô hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hoặc phương hại đến lợi ích chung. Khi đó, bất ky ai quan tâm (chứ không phải là các bên ký kết hợp đồng) đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng tín dụng vô hiệu và thời hạn thực hiện quyền yêu cầu này là không hạn chế. Trong trường hợp vô hiệu tuyệt đối của hợp đồng tín dụng, các hậu quả pháp lý xảy ra cho sự vô hiệu này là: Hợp đồng không phát sinh hiệu lực kể từ thời đỉêm ký kết, các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi ký kết hợp đồng.HĐTD bị coi là vô hiệu tương đối khi chủ thể tham gia hợp đồng không có hành vi dân sự hoặc hợp đồng ký kết không có sự tự nguyện và đồng thuận giữa các bên ký kết. Đối với trường hợp này, do việc ký kết hợp đồng tín dụng chỉ phương hại đến lợi ích chung của các bên ký kết chứ không vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc không phương hại đến trật tự công, lợi ích công nên Nhà nước cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, bằng cách chỉ tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng khi nhận được yêu cầu của các bên hoặc của một bên có quyền lợi bị phương hại, hoặc tạo cơ hội cho các bên tự khắc phục các vi phạm dẫn đến nguy cơ hợp đồng bị vô hiệu. Với trường hợp này, chỉ khi nào hết thời hạn cho phép để khắc phục các vi phạm đó nhưng các bên không thể khắc phục được thì khi đó, yêu cầu của bên có quyền lợi bị phương hại. Toà án mới chính thức tuyên bố HĐTD bị vô hiệu.