CẢM NHẬN CỦA ANH/CHỊ VỀ VẺ ĐẸP CỦA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN QUA...

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của con người và thiên nhiên qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ “Tây Tiến”.“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.LỜI GIẢI CHI TIẾTPhần Nội dungI 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 2. Phương pháp: đọc, phát hiện biện pháp tu từ dựa vào kiến thức đã học, nêu tác dụng. - Biện pháp tu từ: So sánh (Cuộc đời so sánh với cuộc đua marathon) - Tác dụng: Làm tăng sức gọi hình cho sự diễn đạt, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến sựviệc đang bàn luận. Qua đó, người viết khẳng định ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó, sự cầutiến,… sẽ tạo động lực để tuổi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra. 3. Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung câu nói, phân tích, lý giải. Câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họkhông cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" muốn khẳng định điều quan trọng màngười tuyển dụng cần là người có năng lực thực tế chứ không phải những người có bằng cấp caonhưng lại không có thực lực. 4. Phương pháp: phân tích, lí giải - Nội dung lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lênkẻo không kịp" : Tương lai tuổi trẻ còn rộng mở, vẫn còn kịp để cố gắng phấn đấu, sống cống hiếnlàm đẹp cho cuộc đời mình. Thế nhưng nếu vì thế mà chần chừ thì chúng ta sẽ lãng phí thời gian,đánh mất tuổi xuân. - Nêu suy nghĩ của bản thân: + Phải biết quý trọng thời gian, sống cống hiến hết mình cho cuộc đời + Cơ hội không đến nhiều lần trong cuộc đời. Vì thế, cần luôn tận dụng, nắm bắt nó từ khi còn trẻđể làm nên sự nghiệp của bản thân II Câu 1 Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận (nghị luận về một vấn đề xã hội“Giá trị của “thực học” trong đời sống). Phân tích, lí giải, tổng hợp. 1. Giới thiệu vấn đề: Giá trị của “thực học” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. 2. Giải thích: - “Thực học” nghĩa là học thật, nhằm hiểu biết thật, nắm tri thức thật, không phải là sự hiểu biếtbên ngoài, giả tạo không có thực chất, không có mục đích chân chính, không hiểu quả, không cógiá trị thật. => “Thực học” cần thiết đôi với tuổi trẻ và nó đang trở thành một vấn đề đáng được quan tâmtrong cuộc sống hiện nay. 3. Bình luận: - Giá trị của việc “thực học”. + Khi “thực học” tuổi trẻ sẽ tiết kiệm được thời gian. Khi chúng ta học một vấn đề mà hiểu đượchết ý nghĩa của nó thì sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn và cũng nhớ lâu hơn. Điều ấy sẽ trở thành hữu íchkhi chúng ta bắt gặp lại một vấn đề cần sử dụng kiến thức đó trong cuộc sống. Việc học sâu nhớlâu giúp chúng ta có thể dễ dàng liên kết kiến thức này với kiến thức khác từ đó mở rộng nhiềukiến thức nâng cao hơn. + Việc thực học mang lại sự hiểu biết, kiến thức, khả năng phán đoán, nhận thức. Có thể phânbiệt phải trái, đúng sai ở nhiều khía cạnh. Cách nhìn nhận vấn đề mang tính toàn diện hơn. Từ đólà nền tảng để phát huy nhân cách, phẩm chất, gia tăng giá trị tinh thần trong mỗi cá nhân, tậpthể, cộng đồng và xã hội. +…. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: Tuổi trẻ phải hiểu và nắm bắt giá trị của thực học. Từ đó, xác định cho mình mụcđích của việc học, xác định hướng đi đúng đắn. + Về hành động: Học tập, rèn luyện ngay từ khi còn trẻ, không lãng phí thời gian vào những việcvô bổ…. 4. Tổng kết vấn đề