(5.0 ĐIỂM) VẬN DỤNG CAO TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN, NHÀ THƠ QUANG DŨ...
Câu 2 (5.0 điểm) Vận dụng cao Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước trên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Và: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr88&89) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạncủa bài thơ Tây Tiến.HƯỚNG DẪN LÀM BÀICâu Nội dungĐọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức: Biểu cảm 2. Phương pháp: căn cứ nội dung bài thơ - Những hình ảnh quê hương bình dị: phù sa sông Mã, tiếng tre già, con hến, con trai, chiếcliềm, củ khoai, rơm, rạ. 3. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Có thể hiểu: - Tình cảm yêu thương đong đầy mẹ dành cho con. - Tình cảm làng xóm chan hòa, đầy yêu thương, tình nghĩa. 4. Học sinh lựa chọn những bài học khác nhau khi đọc tác phẩm này và đưa ra lí giải phù hợp. Gợi ý: - Bài học cuộc sống + Phải biết yêu quê hương, đất nước nơi mình được sinh ra và lớn lến + Phải biết quý trọng, yêu thương cha mẹ, người đã hi sinh cả cuộc đời cho mình + Cần trân trọng tình cảm hàng xóm láng giềng thân thiết. + Những điều trân quý là những điều giản dị xung quanh cuộc sống của chúng ta. +…. Làm văn1 Phương pháp: phân tích, tổng hợp 1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người. 2. Bàn luận - Giản dị là sự hài hòa, đơn giản không khoe khoang, là những điều bình dị gần gũi xungquanh cuộc sống của chúng ta. => Trong xã hội đầy những bon chen, tấp nập này đẹp biết bao những điều giản dị. - Những điều giản dị đôi khi chỉ là được hít hà mùi hương dìu dịu của đồng lúa vào sángsớm; là khi được ngắm từng đàn trâu thả ngoài đồng; là ngắm nhìn tiếng cười giòn tan của lũtrẻ;… là những điều vô cùng bình thường trong cuộc sống thường nhật. - Những điều giản dị giúp chúng ta cân bằng cuộc sống, mang lại niềm vui. - Cuộc sống giản dị cũng làm ta thư thái, hạnh phúc hơn. - Sống giản dị cũng cần phân biệt với lối sống ki bo, tiết kiệm thái quá sẽ khiến bản thânkhông được trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống đầy đủ nhất. 3. Tổng kết2 Phương pháp: phân tích, tổng hợp • Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước hếtQuang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặcbiệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. - Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệthuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô. Vẻ đẹp của sự lãng mạn được thể hiện rõtrong đoạn thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên. • Phân tích hai đoạn thơ trên *Đoạn 1: Cảm nhận về cung đường Tây Tiến và người lính Tây Tiến a) Cung đường Tây Tiến hùng vĩ, dữ dội Tác giả tập trung bút lực để khắc họa núi cao vực sâu, đèo dốc điệp trùng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống - Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổitrước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên - Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứnggiữa hai triền dốc núi: - Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau đểđặc tả sự gian nan trùng điệp - Độ cao, độ sâu của của dốc được đo bằng con số ước lệ vô cùng “ngàn thước lên cao ngànthước xuống”. - Lối lặp từ: dốc lên - dốc thăm thẳm, ngàn thước lên- ngàn thước xuống góp thêm phần tạoấn tượng về sự điệp trùng của núi cao, vực sâu. b) Hình ảnh người lính Tây Tiến - Sự lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn thể hiện qua câu thơ: - Sự bay bổng, lãng mạn: Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thướcxuống”, họ vẫn giữ được ánh nhìn vô cùng bay bổng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi *Đoạn 2: Bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương - Trước hết là khung cảnh thiên nhiên: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ + Không gian được bao trùm bởi một màn sương giăng mắc trở nên mờ ảo, như hư, nhưthực. Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khimàn đêm buông xuống + Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp,phất phơ theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người… Thiên nhiênnhư có linh hồn, “hồn lau” hài hòa với “hồn thơ” của những người lính đa cảm. Cũng có thểhiểu “hồn lau” là một ẩn dụ đặc sắc gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những conngười miền Tây- những người lao động trên sông nước mênh mông. - Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người: Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa + “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiếunữ sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ làm tiêu tan vẻdữ dội của “dòng nước lũ” hung hãn + Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòngnước xiết. “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi raánh mắt lúng liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung + Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấp thoáng bóng dáng của người đẹp nhưvậy: - Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi - Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói - Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (đoạn 1) - Kìa em xiêm áo tự bao giờ - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (đoạn 3) → Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đã điểm cho kí ức Tây Tiến chút lãngmạn, mơ mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ nhànghơn… - Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đãcách xa với Tây Tiến cả về không gian và thời gian… • Tổng hợp, đánh giá a) Giá trị nội dung, tư tưởng - Hai đoạn là hai nét vẽ về cung đường Tây Tiến: đoạn thứ nhất thiên về tái hiện vẻ đẹp hùngvĩ, dữ dội; đoạn thứ hai thiên về tái hiện vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Hai vẻ đẹp ấy hòa trộn tạonên ấn tượng riêng về cung đường hành quân của những người lính trẻ trong những nămtháng kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng. - Trên cung đường đó, thấp thoáng hiện ra hình ảnh người lính Tây Tiến, đó là những chàngtrai trẻ vừa rời ghế nhà trường, vừa hồn nhiên, tinh nghịch, vừa lãng mạn, đa tình nhưngcũng là những chàng trai rắn rỏi, gân guốc với lí tưởng cao đẹp của một thời đại anh hùng“cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” b) Đặc sắc nghệt thật: Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng - Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ phápđối lập mạnh mẽ. - Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong việc tái hiện cung đường dữ dội và sự hi sinhanh dũng của người lính. Tác giả không né tránh sự mất mát, song bi mà không lụy, mất mátmà vẫn cứng cỏi, gân guốc.