NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM

Câu 3. Những việc cán bộ, công chức không được làm:

- Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách

nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục

bộ hoặc tự ý bỏ việc

- CB, CC không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu; gây khó khăn, phiền

hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.

- CB, CC không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý,

điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp

danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

- CB, CC không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh,

dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có

liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền

giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây

phương hại đến lợi ích quốc gia.

- CB, CC làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật Nhà nước, thì

trong thời hạn ít nhất là 5 năm từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc không được làm

việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với

nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây

mình đảm nhiệm. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời

hạn mà CB, CC không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp

dụng quy định của điều này

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của

những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi

ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không

được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh

đạo về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức

hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

* Các hành vi nhà giáo không được làm:

Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

- Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện

của người học;

- Xuyên tạc nội dung giáo dục;

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền

* Những hành vi nghiêm cấm theo quy định của luật giáo dục:

Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi

phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm

hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

a/ Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức hoạt động giáo dục trái phép;

b/ Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục

khác;

c/ Tự ý thêm, bớt số môn học, nội dung giảng dạy đã được quy định trong

chương trình giáo dục;

d/ Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép;

đ/ Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng

chỉ;

e/ Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học;

g/ Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

h/ Làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai

quy định;

i/ Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;

k/ Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục