LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI QUY ĐỊNH BAO NHIÊU THUẬT NGỮ LIÊN QUAN TỚI BÌNH ĐẲ...

8. Chỉ số phát triển giới (GDI): là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới,

được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người

của nam và nữ

* Ví dụ minh họa:

- Về định kiến giới:

Ông bà ngày xưa có câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, rõ ràng quan niệm này

cho thấy việc xem trọng con trai: 1 con trai thì có, 10 con gái cũng như không. Mặc dù đó là

quan niệm sai lầm nhưng còn nặng trong tư tưởng của mỗi người dân Á Đông cả trong xã hội

hiện đại. Chính vì lẽ đó mà áp lực về việc sinh con trai đối với các gia đình vẫn còn tồn tại,

nhiều gia đình sinh quá số con theo khả năng nuôi dưỡng của mình và trái với chính sách dân

số, kế hoạch hóa gia đình cũng vì muốn có thêm con trai. Ngay trong đội ngũ giáo viên là

những người đi dạy người, tuyên truyền về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nhưng

cũng có không ít giáo viên vi phạm pháp lệnh dân số không phải vì vỡ kế hoạch mà vì định

kiến giới, muốn sinh con trai.

- Về giới tính:

Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ sinh giảm từ 2,33 con/phụ nữ vào

năm 1999 xuống còn 2,03 con/phụ nữ vào năm 2009. Với mỗi quốc gia, dự báo dân số trong

tương lai có ý nghĩa quyết định tới mọi lĩnh vực, đặc biệt là việc hoạch định chính sách,

chiến lược. Việt Nam vẫn là nước có qui mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, chất lượng dân

số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người vẫn ở mức thấp, tầm vóc, thể lực còn hạn chế...

Đặc biệt, tỷ số chỉ số giới tính ở Việt Nam đang trải qua thời kỳ gia tăng bất thường, liên tục

và ở mức đáng báo động, từ 106,2 bé trai vào năm 2000 lên tới 110,5 bé trai vào năm 2009.

Việc lựa chọn giới tính thai nhi cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, định kiến giới

tính.