CƠ SỞ CỦA VIỆC GHI NHẬN MỘT TÀI SẢN LÀ GIÁ TRỊ GHI SỔ CỦA TÀI SẢN...

10. Cơ sở của việc ghi nhận một tài sản là giá trị ghi sổ của tài sản

đó sẽ

được thu hồi thông qua hình thức doanh nghiệp sẽ nhận

được lợi ích

kinh tế trong tương lai. Khi giá trị ghi sổ của tài sản vượt quá cơ sở tính

thuế thu nhập của nó thì giá trị của lợi ích kinh tế phải chịu thuế thu nhập

sẽ vượt quá giá trị sẽ được phép khấu trừ cho mục đích tính thuế. Đây là

chênh lệch tạm thời chịu thuế và nghĩa vụ phải trả cho khoản thuế thu

nhập do chênh lệch này tạo ra trong tương lai chính là thuế thu nhập

hoãn lại phải trả. Khi doanh nghiệp thu hồi giá trị sổ của tài sản

đó thì

khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế sẽ hoàn nhập và doanh nghiệp sẽ có

lợi nhuận chịu thuế thu nhập. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ bị

giảm

đi do phải nộp thuế thu nhập. Chuẩn mực này yêu cầu phải ghi

nhận tất cả các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả, trừ những trường

hợp cụ thể được trình bày trong đoạn 09.

Ví dụ:

Một tài sản cố định có nguyên giá là 150, giá trị còn lại là 100. Khấu hao

luỹ kế cho mục đích tính thuế thu nhập là 90 và thuế suất thuế thu nhập

doanh nghiệp là 28%.

Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 (nguyên giá 150 trừ khấu hao

luỹ kế cho mục đích tính thuế 90). Để thu hồi giá trị ghi sổ 100 này, doanh

nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng chỉ có thể có khấu hao

cho mục đích tính thuế là 60. Do vậy, doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp là 11,2 (28% của 40) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ

của tài sản này. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở tính thuế 60 là

khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế 40. Vì vậy, doanh nghiệp ghi

nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 11,2 thể hiện phần

thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh

nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của tài sản.