- PHÂN TÍCH (PHÂN TÍCH ĐỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH THỂ LOẠI, YÊU CẦU, PHẠM VI DẪN CHỨNG)

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập

một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

 Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo

lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi

chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 Yêu cầu nội dung:

 Giới thiệu tác, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn

chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng

quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu

biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà

ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha

thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của

ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống

cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm

hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặt là một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu

văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

- Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng

khiếp năm Ất Dậu (1945) và được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền

thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau

Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa

bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn

này.

 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”

 Giới thiệu chân dung, lai lịch:

* Lai lịch: không rõ ràng:

- Không tên tuổi.

- Không gia đình, quê hương.

- Không nghề nghiệp.

- Không tài sản

- Không quá khứ.

-> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô

nghĩa.

* Chân dung:

- Ngoại hình:

+ Áo quần tả tơi như tổ đỉa

+ Gầy sọp

+ Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo.

+ Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dò.

- Sáng hôm sau:

+ Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

+ Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.

-> Hiền hậu đúng mực

* Niềm tin vào tương lai:

- Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động,

ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp của thị.

 Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao

 Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông

xoay quanh đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân.

- Chí Phèo là một trong số những sáng tác đặc sắc làm nên tên tuổi của ông

và đưa ông lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất

trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

 Khái quát nhân vật Thị Nở

* Chân dung, lai lịch:

- Chân dung thảm hại: xấu ma chê quỷ hờn.

- Dở hơi, “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”.

- Nghèo.

- Có dòng giống mả hủi.

+ Sẵn sàng vượt qua định kiến, đến ở với Chí Phèo suốt năm ngày.

+ Về hỏi ý kiến bà cô để hợp thức hóa mối quan hệ với Chí Phèo, để có

hạnh phúc bình dị như bao con người bình thường khác.

 Nhận xét về quan niệm về vẻ đẹp của con người

Kim Lân và Nam cao đều nhìn nhận con người trên vẻ đẹp về nhân phẩm,

về tâm hồn. Đây cũng là chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của hai nhà văn.

 Tổng kết