BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG.– VỀ NHẬN THỨC TA CÓ

3. Bài học nhận thức và hành động.

– Về nhận thức ta có: đúng hay sai?

– Về hành động ta cần: cần làm gì?

III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề III. KẾT BÀI: đánh giá chung về vấn đề.

* CỤ THỂ HÓA NỘI DUNG BẰNG DÀN BÀI SAU:

@ DẠNG ĐỀ BÀN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH NHÂN VĂN CAO ĐẸP

* Ví dụ: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo… Đề thi thường ra dưới dạng

một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…

* Ta làm bài theo cấu trúc sau:

I. MỞ BÀI

* Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến

(hoặc…) rồi dẫn ý kiến vào.

Ví dụ:

Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ

Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

Ta mở bài như sau: (thường dùng kiểu đối lập trong mở bài )

Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta

sẽ thất bại nhưng nếu có ý chí và nghị lực thì chắc chắn ta sẽ đạp bằng mọi gian khó để vươn đến thành

công. Có lẽ đó cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà chị Đặng Thùy Trâm muốn gửi đến tất cả chúng ta:

“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

* Trong trường hợp đề thi chỉ yêu cầu bàn về một đức tính của con người thì ta mở bài như sau:

Ví dụ:

Đề ra: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng tự trọng trong

cuộc sống.

Ta có mở bài như sau:

Trong cuộc sống, con người có nhiều phẩm chất đáng quý như: lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng tự

trọng, ý chí nghị lực, niềm tin… Trong đó, lòng tự trọng là phẩm chất quý báu nhất của con người.

II. THÂN BÀI

Giải thích: (Trước hết ta cần hiểu ý kiến (….) có ý nghĩa như thế nào)

Nếu có 2 vế thì: giải thích vế 1, vế 2 rồi giải thích cả câu.

Ví dụ: Suy nghĩ của Anh/chị về câu nói: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa

vời” (Nick Vujicic)

Trước hết ta cần hiểu câu nói của Nick Vujicic: “Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào

quá xa vời”. (Vế 1) “Mục tiêu” là điểm là đích mà chúng ta hướng đến trong cuộc đời, là một dự định, một

định hướng được đề ra trước mắt ta. (Vế 2) “Ước mơ” là khát vọng, là mong muốn đạt được những điều

mình đang ấp ủ trong lòng. (Cả câu) Như vậy, điều Nick muốn gửi đến chúng ta là gì: trong cuộc sống

mỗi con người hãy xây dựng cho mình một mục tiêu, một ước mơ. Hãy thực hiện nó vì nó không có gì

“quá lớn”, không có gì quá “xa vời”.