BẢO ĐẢM SỰ ĐỒNG BỘ, NHẤT QUÁN GIỮA ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC VÀ CHỦ TRƯƠ...

3. Bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán giữa đường lối chiến lược và chủ trương, chính

sách cụ thể, giữa chỉ đạo chiến lược và hình thức, bước đi cụ thể

Trong lãnh đạo cách mạng, điều quan trọng hàng đầu là vạch ra đường lối chiến lược

đúng đắn. Kinh nghiệm lịch sử của Đảng ta chỉ rõ: đường lối chiến lược đúng bảo đảm

cho cách mạng phát triển thuận lợi, vững vàng trong mọi tình huống, đoàn kết được nội

bộ, do đó mà cách mạng chắc chắn thành công. Song nghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi phải cụ

thể hoá đường lối thành chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện, phải đề ra mục tiêu,

nhiệm vụ trước mắt, bước đi, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành cụ thể. Kinh

nghiệm cho thấy: lãnh đạo chính trị mà dừng lại ở đường lối chung, không cụ thể hoá

đường lối sát đúng từng thời kỳ với những điều kiện lịch sử cụ thể thì đường lối chung

không thể trở thành hiện thực được. Trong thực tế, ban đầu thường chỉ có thể vạch ra

những nét lớn, nét cơ bản nhất, sau đó phải từng bước cụ thể hoá đi tới hoàn chỉnh đường

lối thành một hệ thống nhất quán từ đường lối chiến lược đến các chủ trương, chính sách

lớn.

Đảng ta đã có nhiều thành công trong việc cụ thể hoá đường lối. Thí dụ: sau khi xác định

mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đánh đổ đế

quốc và địa chủ phong kiến, giành "độc lập dân tộc" và "người cày có ruộng", Đảng đã

xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ 1930-1931, 1932-1935, 1936-