GIẢI THÍCH THÀNH NGỮ "OAN THỊ KÍNH"THÀNH NGỮ LÀ HIỆN TƯỢNG VÔ...

Câu 11: Giải thích thành ngữ "Oan Thị Kính"Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vôhình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Từ lâu, trong dân gian đã lưutruyền câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thểgiãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng lànỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của cuộc đời đầy oan nghiệt.Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào.Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ,Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao,chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồngruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá,nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bình an, vàđược yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu,Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không saolàm siêu lòng "chú tiểu". Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu"ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng,Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã.Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưngnỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời."Oan Thị Kính" là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực màkhông giãy bày được.