GIẢI THÍCH TÍNH PHÂN CỰC VÀ CÁC MỐI LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ NƯỚC

Câu 3: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó

giải thích các hiện tượng sau:

+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?

+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?

=> Đáp án:

- Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô

bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về

phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử

nước có tính phân cực.

- Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện

nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt

nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp

xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo,

trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những

giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt

nước.

– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo

thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với

nhau và với thành mạch gỗ.

5. Dặn dò: (1 phút)

- Đọc mục: “Em có biết”.

- Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 18 và vận dụng giải thích hiện

tượng thực tế liên quan đến nội dung bài học.

- Xem trước bài mới: Bài 4 – “Cacbohidrat và lipit”.

PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM