QUA GẦN 30 NĂM CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN TỪ SAU KHI THỐNG NHẤT, TỔ CHỨC HỘI LHPN VIỆT NAM LUÔN ĐƯỢC CỦNG CỐ, HOÀN THIỆN

3.1. Qua gần 30 năm củng cố và phát triển từ sau khi thống nhất, tổ

chức Hội LHPN Việt Nam luôn được củng cố, hoàn thiện.

Do bối cảnh lịch sử của đất nước, đặc điểm của phong trào, xuất phát từ yêu

cầu, nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhiệm kỳ Đại hội mà tổ chức bộ máy cơ quan phải

thay đổi để thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong mỗi giai đoạn nhất

định. Ở bất cứ nhiệm kỳ nào cũng vậy, khi nhiệm vụ của giai đoạn trước đã kết

thúc, bước vào nhiệm kỳ mới với những bối cảnh lịch sử mới, với những yêu cầu

nhiệm vụ mới thì tổ chức bộ máy và việc sắp xếp, bố trí cán bộ theo kiểu cũ đã bộc

lộ nhiều nhược điểm không còn phù hợp nữa, gây trở ngại không ít cho việc hoàn

thành các chương trình, kế hoạch đề ra. Do đó, để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm

vụ chính trị của Đảng, để chỉ đạo có hiệu quả phong trào phụ nữ cả nước thì Hội

LHPNVN luôn chú trọng tiến hành kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh bộ máy, sắp xếp

lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, hiệu lực của bộ

máy trong hoạt động.

Tổ chức bộ máy các cấp Hội được kiện toàn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,

các quy chế, quy định đã giúp cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kịp thời, nền

nếp, khoa học, chuyên môn hoá, đáp ứng yêu cầu hiệu quả hoạt động.

Từ một bộ máy đơn giản (5 Ban và 1 đơn vị trực thuộc) sau khi hợp nhất

(1976) đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ khởi đầu đơn giản của một tổ chức

chính trị-xã hội mới thành lập, vượt qua mọi khó khăn, TW Hội LHPN Việt Nam đã

vừa củng cố, vừa phát triển, vừa tinh giảm đầu mối, vừa rút kinh nghiệm và vừa bổ

sung những thiếu sót trong từng bước tiến, cuối cùng đã hình thành lên một cơ quan

TW Hội có cơ cấu tổ chức vững mạnh về mọi mặt với 9 ban, đơn vị khối hành

chính - phong trào; 2 đơn vị hưởng lương ngân sách khối sự nghiệp và 4 đơn vị khối

sự nghiệp có thu và kinh doanh.

90

Bộ máy tổ chức Hội cấp tỉnh, thành từ chỗ chưa thống nhất, đồng bộ giữa

các tỉnh, thành Hội khi mới thống nhất, trải qua quá trình hoạt động và phát triển,

Hội đã đưa ra được mô hình ổn định với 4 ban ở hầu hết các tỉnh, thành (một số

tỉnh, thành do đặc thù công tác có 5 ban). Bộ máy cấp huyện tương đối ổn định với

sự phân công chỉ đạo, hoạt động theo địa dư, vấn đề công tác. Mô hình tổ chức cấp

cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng với các hình thức tập hợp phụ nữ theo các mô

hình khác nhau, chủ yếu là các mô hình tổ, chi hội phụ nữ được tổ chức theo địa dư,

ngành nghề, các câu lạc bộ.

Như vậy, từ bộ máy còn sơ sài, qua quá trình thể nghiệm và phát triển, Hội

đã gây dựng được bộ máy tương đối hoàn thiện gồm 4 cấp từ TW đến cơ sở thống

nhất trong cả nước từ đồng bằng đến trung du miền núi, hải đảo với hoạt động hết

sức phong phú, đa dạng.

Từ chỗ từng bước tìm mô hình tổ chức phù hợp với Hội, Hội đã củng cố,

kiện toàn ổn định các bộ phận chuyên môn để tham mưu giúp Ban Chấp hành, Đoàn

Chủ tịch ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động, phong trào và tổ chức thực hiện

các chủ trương, nghị quyết của Hội.

Xác định rõ củng cố và phát triển tổ chức Hội là nhiệm vụ trọng tâm, then

chốt, các cấp Hội từ Trung ương đến địa phương đã tập trung chỉ đạo hướng mạnh

các hoạt động về cơ sở, đặc biệt chú trọng công tác củng cố tổ chức cơ sở Hội với

phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức Hội”, “Xoá thôn bản chưa có

tổ chức Hội, xoá hộ gia đình chưa có hội viên”. Trong chỉ đạo, các cấp hội đã chú

trọng xây dựng mô hình mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp rộng rãi các tầng

lớp phụ nữ, ưu tiên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, quan tâm đến đối tượng

phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Những nỗ lực đầu

tư cho cơ sở cùng với các hoạt động thiết thực chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp, chính đáng của phụ nữ, các hình thức tập hợp đa dạng phù hợp với các đối

tượng phụ nữ, đã có tác dụng thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia hoạt động Hội,

góp phần nâng độ đồng đều của phong trào.

91

Đồng thời với quá trình đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,

tổ chức Hội các cấp đã không ngừng được củng cố và phát triển về số lượng và chất

lượng. Tổ chức bộ máy các cấp Hội được tập trung kiện toàn hợp lý theo hướng tinh

gọn và hiệu quả. Việc kiện toàn bộ máy tổ chức đã khắc phục tình trạng chồng chéo

về nhiệm vụ, giảm bớt cán bộ hành chính, tăng cường cán bộ làm công tác phong

trào, hướng hoạt động về cơ sở.

Đội ngũ cán bộ Hội từ Trung ương xuống cơ sở ngày càng được nâng cao về

trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. Hội LHPN các cấp đã có nhiều giải pháp

nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ như: chủ động xây dựng và

thực hiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch, khai thác nguồn lực, mở rộng hoạt động

đào tạo của Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương, phối hợp với các Trường Chính trị,

Trung tâm đào tạo, các dự án... để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo tiêu chuẩn,

chức danh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Hội. Trình độ đội ngũ cán bộ được nâng

lên rõ rệt, đến năm 2002, 100% cán bộ phong trào cấp Trung ương; 89% cán bộ chủ

chốt cấp tỉnh có trình độ đại học, 88,6% có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;

giảm đáng kể số cán bộ chủ chốt cơ sở mù chữ. Trường Cán bộ phụ nữ hai miền đã

đảm nhiệm tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Hội ở hai miền

Tuy nhiên, dù đã được sắp xếp, tổ chức theo hướng thu gọn đầu mối, nhưng

hiện nay, bộ máy tổ chức của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn

chế. Nhiệm vụ, nội dung hoạt động của các Ban còn có sự chồng chéo, trùng lặp

nhau khiến công tác tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch và công tác chỉ

đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động gặp khó khăn.