TẠI SAO KHI ĐI GẦN CÁC SÔNG, HỒ BẨN VÀO NGÀY NẮNG NÓNG, NGƯỜI TA NGỬI...

Câu 45: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai ? Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH

3

theo phản ứng: (NH

2

)

2

CO + H

2

O → CO

2

+ 2NH

3

NH

3

sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động: NH

3

+ H

2

O → NH

4

+

+ OH

-

( pH < 7, nhiệt độ thấp) NH

4

+

+ OH

-

→ NH

3

+ H

2

O ( pH > 7, nhiệt độ cao) Như vậy khi trời nắng ( nhiệt độ cao), NH

3

sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu. Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô, nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn đề trong bài giảng “Amoniac” hay “phân urê” nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên này.