KINH DOANH THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.6. Kinh doanh theo cơ chế thị trường của doanh nghiệp thương mại.

Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn từ sản xuất đến

tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận, mỗi một doanh nghiệp đều có

nghiệp tự đặt ra cho mình những mục tiêu gần, có khả năng thực hiện lớn nhất sẽ

được ưu tiên ở vị trí hàng đầu.

Đối với doanh nghiệp thương mại, hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu

thông hàng hoá thường có năm mục tiêu cơ bản như: Khách hàng, chất lượng, đổi

mới, lợi nhuận và cạnh tranh. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh, các doanh

nghiệp thương mại hoạt động trên thương trường phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Sản xuất và kinh doanh những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt đáp

ứng nhu cầu khách hàng.

- Trong kinh doanh khi làm lợi cho mình đồng thời phải làm lợi cho khách

hàng.

- Trong kinh doanh trước hết phải lôi cuốn khách hàng rồi sau đó mới

nghĩ đến canh tranh.

- Tìm kiếm thị trường đang lên và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.

- Đầu tư vào tài năng và nguồn lực để tạo ra được nhiều giá trị sản phẩm.

- Nhận thức và nắm cho được nhu cầu của thị trường để đáp ứng đầy đủ.

Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động kinh doanh hàng hoá-dịch vụ bao

giờ cũng tuân theo cơ chế thị trường và thông qua hoạt động của doanh nghiệp.

Thị trường luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi một doanh nghiệp. Thị trường

tốt, liên tục được mở rộng sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo doanh nghiệp có thể

phát triển tốt.