CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP....

1.3. Các quy luật của thị trường.

Trên thị trường có nhiều quy luật kinh tế hoạt động đan xen nhau, có quan hệ

mật thiết với nhau. Sau đây là một số quy luật quan trọng.

- Quy luật giá trị.

Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hoá. Khi nào còn sản xuất và lưu

thông hàng hoá thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng. Quy luật giá trị yêu cầu sản

xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần thiết trung

bình để sản xuất và lưu thông hàng hoá và trao đổi ngang giá. Việc tính toán chi phí

sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi của thị trường của xã hội là

với nguồn lực có hạn phải sản xuất được nhiều của cải vật chất cho xã hội nhất, hay

là chi phí cho một đơn vị sản phẩm là ít nhất với điều kiện là chất lượng sản phẩm

cao. Người sản xuất kinh doanh nào có chi phí lao động xã hội cho một đơn vị sản

phẩm thấp hơn trung bình thì người đó có lợi, ngược lại người nào có chi phí cao thì

khi trao đổi sẽ không thu được giá trị đã bỏ ra, không có lợi nhuận và phải thu hẹp

sản xuất hoặc kinh doanh. Đây là yêu cầu khắt khe buộc người sản xuất, người kinh

sản phẩm, đổi mới kinh doanh – dịch vụ để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

để bán được nhiều hàng hoá và dịch vụ.

- Quy luật cung cầu.

Cung cầu hàng hóa dịch vụ không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà thường xuyên tác

động qua lại với nhau trên cùng một thời gian cụ thể. Trong thị trường, quan hệ cung

cầu là quan hệ cơ bản, thường xuyên lặp đi lặp lại, khi tăng khi giảm tạo thành quy

luật trên thị trường. Khi cung cầu gặp nhau, giá cả thị trường được xác lập ( E0 ) . Đó

là giá cả bình quân. Gọi là giá cả bình quân nghĩa là ở mức giá đó cung và cầu gặp

nhau.

P

E0

0 Q

Tuy nhiên mức giá Eo lại không đứng yên, nó luôn giao động trước sự tác

động của lực cung và lực cầu trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu giá sẽ hạ xuống,

ngược lại khi cầu lớn hơn cung giá lại tăng lên. Việc giá ở mức Eo cân bằng chỉ là

tạm thời, việc mức giá thay đổi là thường xuyên. Sự thay đổi trên là do hàng loạt các

nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động đến cung, đến cầu cũng như kỳ vọng của

người sản xuất, người kinh doanh và cả của khách hàng.

- Quy luật giá trị thặng dư.

Yêu cầu hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông đồng thời

phải có một khoản lơị nhuận để tái sản xuất sức lao động và tái sản suất mở rộng.

- Quy luật cạnh tranh.

Trong nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, có nhiều người mua, người bán

với lợi ích kinh tế khác nhau thì việc cạnh tranh giữa người mua nới người mua,

người bán với người bán và cạnh tranh giữa người mua với người bán tạo nên sự vận

động của thị trường và trật tự thị trường. Cạnh tranh trong kinh tế là một cuộc thi đấu

không phải với một đối thủ mà đồng thời với hai đối thủ. Đối thủ thứ nhất là giữa hai

phe của hệ thống thị trường và đối thủ thứ hai là giữa các thành viên của cùng một

phía với nhau. Tức là cạnh tranh giữa người mua và người bán và cạnh tranh giữa

người bán với nhau. Không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh,

đón trước cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng vũ khí cạnh tranh hữu hiệu.

Trong các quy luật trên, quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng

hoá. Quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả thị trường. Quy luật giá trị muốn

biểu hiện yêu cầu của mình bằng giá cả thị trường phải thông qua sự vận động của

quy luật cung cầu. Ngược lại quy luật này biểu hiện yêu cầu của mình thông qua sự

vận động của quy luật giá trị là giá cả.

Quy luật cạnh tranh biểu hiện sự cạnh tranh giữa người bán và người bán, giữa

người mua với nhau và giữa người mua và người bán. Cạnh tranh vì lợi ích kinh tế

nhằm thực hiện hàng hoá, thực hiện giá trị hàng hoá. Do đó quy luật giá trị cũng là cơ

sở của quy luật cạnh tranh.