CÂU 30. PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH...

1) Phân tích nội dung và tác dụng của quy luật giá trịa) Nội dung của quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá; quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xó hội cần thiết.Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mỡnh phự hợp với mức hao phớ lao động xó hội cần thiết để cú thể tồn tại; cũn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá- tức là giá cả phải bằng giá trị. Quy luật giá trị buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo “mệnh lệnh” của giá cả thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá.b) Tác dụng của quy luật giá trị. Trong sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động. +) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. *) Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác dụng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới sự tác động của quy luật cung cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy, lói cao, thỡ người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hoá giảm xuống, hàng hoá bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tỡnh hỡnh ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao. *) Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. Như vậy, sự biến động của giá cả thị trường không những chỉ rừ sự biến động về kinh tế, mà cũn cú tỏc động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.+) Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thỡ cỏc hàng hoỏ đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xó hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xó hội cần thiết, sẽ thu được nhiều lói và càng thấp hơn càng lói. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm v.v nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho cỏc quỏ trỡnh này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thỡ cuối cựng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xó hội khụng ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xó hội khụng ngừng giảm xuống. +) Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người lao động thành kẻ giàu người nghèo. Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xó hội cần thiết, khi bỏn hàng hoỏ theo mức hao phớ lao động xó hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lói, giàu lờn, cú thể mua sắm thờm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động và trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao đông xó hội cần thiết, khi bỏn hàng hoỏ sẽ rơi vào tỡnh trạng thua lỗ, nghốo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xó hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.