THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

2. Thuận lợi, khó khăn:

a. Thuận lợi:

- Văn bản thanh, kiểm tra các cấp hướng dẫn kịp thời, ngày càng hoàn chỉnh

tạo cơ sở pháp lý và nhiệm vụ cho công tác kiểm tra tại trường.

- Trách nhiệm cán bộ quản lý từ cấp tổ trở lên đối với công tác kiểm tra được

nâng cao. Ý thức tự kiểm tra của giáo viên ngày càng được phát huy.

- Đây là một công việc thường kì hàng năm, nên Nhà trường cũng đã có được

một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và lập KH kiểm tra.

b. Khó khăn:

- Công tác tự kiểm tra của giáo viên và các tổ, ban trong trường chưa trở thành

tự giác và thường xuyên, còn mang tính đối phó.

- Năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của một số CB, GV, NV còn hạn chế,

ảnh hưởng tới chất lượng của công tác kiểm tra, một số môn không có người đảm

nhận được công việc này.

C. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

Kiểm tra, xác định mức độ chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy, quy định

của trường; mức độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện mục tiêu, kế hoạch của

trường, của tổ chuyên môn; mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các đơn vị và

cá nhân trong trường. Qua đó đánh giá đúng đối tượng, rút được những bài học, kinh

nghiệm, tìm ra những giải pháp để thúc đẩy, nâng hiệu quả công tác của từng cá

nhân, đơn vị và hiệu quả quản lý của nhà trường.

D. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

I. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA:

Gồm các tổ chức, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Kiểm tra thường xuyên.

- Kiểm tra chuyên đề.

- Kiểm tra toàn diện.

- Kiểm tra theo vụ việc.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA