CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TÌNH CẢM CỦA ÔNG SÁU DÀNH CHO BÉ THU TRONG ĐOẠNTRÍ...

1. Tình cảm của cha con ông Sáu

a. Trước khi bé Thu nhận cha

-Tình cảm ông Sáu dành cho con:

Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.

Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng "ba".

Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.

- Tình cảm của bé Thu dành cho cha:

Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người

trong tấm hình chụp chung với má.

Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ

tình yêu em dành cho ba.

Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.

Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.

b. Phần còn lại của câu chuyện

- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con

bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông

đã hứa lúc chia tay.

- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược,

nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.

- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất

tử.

c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

- Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.

- Tượng trưng cho tình cha con bất tử.

=>Tóm lại:

Qua “Chiếc lược ngà",người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến

tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau

nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả

- Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người

Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm

gia đình, tình cảm con người.