TỪ NHỮNG TÌNH HUỐNG, CÂU CHUYỆN THỰC TẾ TRONG CUỘC SỐNG, HÃY VIẾT MỘT...

Câu 5: Từ những tình huống, câu chuyện thực tế trong cuộc sống, hãy viết một bài

về tấm gương của cá nhân hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện, sự kiện

ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng giới?

Trong giờ viết văn môn Ngữ văn, tôi có ra một đề văn biểu cảm như sau: “Cảm

nghĩ về người thân trong gia đình của em”. Có một bài viết của một học sinh mà khi đọc

và chấm bài văn của em tôi đã phải suy nghĩ và trăn trở rất nhiều, bởi bài văn là những tâm

sự, cảm xúc rất thật của em có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Sau đây

tôi xin trích một đoạn văn trong bài viết của em:

“Em là con út trong một gia đình có bốn anh chị em. Em có một người bố suốt ngày

chỉ biết đi làm vài việc không đâu rồi lại về quát tháo khi không vừa lòng. Hơn nữa, bố

còn có thái độ “trọng nam khinh nữ” mà em là nữ nên bất cứ cái gì em cũng phải hứng

chịu. Cứ hễ em làm gì không vừa ý bố là bố lại nổi cơn giận dữ đuổi em ra khỏi nhà. Vậy

mà anh trai của em luôn được bố nuông chiều. Học hết lớp 7 anh đã bỏ học, anh mới 16

tuổi bố đã cho ngồi tiếp rượu với bố mỗi khi nhà có khách. Bố còn cho anh đi xe máy lai

ba lai bốn, bị công an huyện bắt giữ, bố xuống nộp phạt và nhận xe về, vậy mà bố chẳng

khuyên răn anh lấy một câu. Mẹ em có góp ý bố lại nói: “Con trai nó phải thế, nó không

ăn cắp và nghiện hút là tốt rồi!”. Em học ở trường Nội trú huyện thỉnh thoảng được về

thăm nhà. Các bạn cùng trường mỗi khi về nhà bạn nào có xe máy thì đều được bố xuống

đón. Vậy mà em chưa lần nào được bố đón cả, mặc dù bố có xe máy và chẳng bận việc gì

bố cũng không đón. Bố thường nói: “Mày là con gái học nhiều cũng chẳng để làm gì, mày

học để biết kí cái tên là được rồi, vài năm nữa tao gả chồng cho mày, mày lại làm dâu nhà

người ta, tao chẳng nhờ được gì ở mấy đứa con gái chúng mày”. Em đã nhiều lần nhẫn

nhịn nhưng bố vẫn không thôi. Cách đây gần một tháng em được nhà trường cho nghỉ về

lấy áo rét. Mấy hôm ở nhà bố liên tục mắng em, mà bản thân em cũng không biết bố mắng

em vì lí do gì. Cũng như mọi lần em vẫn nhịn không cãi lại. Nhưng đến trưa em bị đau

bụng nên em không muốn ăn cơm, thế là bố cho rằng em không phục bố. Lập tức bố quăng

túi quần áo của em ra sân và đuổi em đi, mặc dù hai ngày nữa em mới phải xuống trường.

Khi lên trường em rất buồn chán. Khi em đi, mẹ em đã khóc rất nhiều, phần vì bị bố mắng

là “không biết dạy con”, phần vì lo cho em. Em rất thương mẹ nhưng không biết làm sao

bây giờ? Em sẽ không bao giờ trở về ngôi nhà ấy nữa. Em sẽ bỏ học để tự kiếm sống. Em

cảm thấy chán cuộc sống này vô cùng bởi nó thật vô vị...”

Ngay sau khi đọc bài văn của em, tôi đã gặp em và tâm sự thật chân tình với vai trò

là một người thầy, người đồng cảm giúp em chia sẻ để em vơi đi nỗi buồn, có thêm nghị

lực trong cuộc sống: Em ạ! Con người ta sinh ra không ai có thể chọn cha mẹ cho mình.

Không may đấng sinh thành là người cộc cằn, vũ phu hay thậm chí là kẻ tội đồ thì ta vẫn

không thể chối bỏ mối dây phụ tử. Bố em có thể là một người cha thô bạo, nhưng dẫu sao

em vẫn là con đẻ của ông. Theo thầy em nên nghĩ đến mẹ mà dẹp bỏ nỗi hận cha, trở về

với gia đình. Mình đã được sinh ra trên đời thì cần có nghị lực và học được chữ NHẪN

(chữ “Nhẫn” ở đây bao gồm cả: nhẫn nhục và nhẫn nại), để không bị gục ngã trong bất kì

hoàn cảnh nào, em ạ! Em đừng buông xuôi trong sự buồn chán mà nên suy nghĩ, xác định

cho mình một hướng đi. Em hãy hình dung mình sẽ là ai? Sẽ làm gì sau này? Và một khi

đã vạch ra kế hoạch tương lai rồi thì em cần gạt bỏ mọi khó khăn, tủi hận để đạt được mục

đích. Chỉ có thế, em mới thấy cuộc sống có ý nghĩa. Thầy mong em hãy sống độ lượng hơn

với mọi người và có nghị lực hơn trong cuộc sống.

Sau những lời tâm sự rất chân tình của thầy giáo cùng sự góp ý tế nhị của giáo viên

chủ nhiệm đối với bố của em học sinh mà mối quan hệ giữa hai cha con được cải thiện rõ

rệt. Em đã có nhiều tiến bộ trong học tập. Tám năm đã trôi qua, hiện em đang là sinh viên

năm thứ hai của trường Đại học Văn hoá- Hà Nội. Sự thành đạt của em chính là niềm vui

của các thầy cô giáo chúng tôi.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân xin được chia sẻ và trao đổi v ới cuộc

thi. Nhân cuộc thi này, tôi rất mong những suy nghĩ nhỏ nhoi của mình đồng cảm với mọi

người góp phần, đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của công

dân trong việc thực hiện “Luật Bình đẳng giới”.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Nam

Định, Ban Tổ chức đã tổ chức cuộc thi này để mọi người được nâng cao nhận thức, được

bộc lộ suy nghĩ của bản thân với mong muốn: Thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới để góp

phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; cũng từ đó góp phần xây

dựng sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.