ĐÒI HỎI NGƯỜI LÀM BÀI PHẢI HIỂU SÂU SẮC ĐOẠN TRÍCH, CÂU TRÍCH DẪ...

câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn trích, câu trích dẫn thì bài làm mới hay,

hiểu đúng vấn đề.

- Trong phần Làm văn:

+ Đề thi yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội: Câu này vẫn giữ nguyên tắc ra

đề truyền thống, yêu cầu học sinh viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một

vấn đề được rút ra từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu.

+ Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình học kì I

lớp 12, không ra ngoài nội dung tinh giản của Bộ GDĐT, mức độ phù hợp giống với câu

nghị luận học trong đề thi chính thức năm 2019. Và đây là đơn vị kiến thức nhỏ (không phải

toàn bộ tác phẩm), phù hợp với dung lượng bài văn 5 điểm trong thời lượng đề thi 120 phút.

B. MA TRẬN ĐỀ THI

MA TRẬN

PHẦN CÂU CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

ĐỌC HIỂU 1 x

2 x

3 x

4 x

LÀM VĂN 1 x

2

C – BIÊN SOẠN ĐỀ THI

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

Sự trưởng thành của con người luôn song hành cùng những vấp ngã và sai lầm. Vì

thế, hãy chấp nhận điều đó như một lẽ tự nhiên. Khi trẻ học nói, học đi hay bất cứ điều gì,

chúng đều phải nếm trải những va vấp. Chúng ta cũng vậy, có thể đằng sau những tư tưởng

vừa lĩnh hội, hoặc sau sự chín chắn rèn giũa được là một thất bại, hay một bước lùi nào đó.

Tuy nhiên, đừng đánh đồng những sai lầm ấy với việc ta không thể trưởng thành. Hãy hiểu

rằng, như một lẽ tự nhiên, sau một bước tiến xa luôn tồn tại một bước lùi gần và hãy tin

tưởng rằng mọi trải nghiệm đều đem lại cho ta những bài học quý giá nếu ta biết trân trọng

nó.

Chính vì vậy, đừng giữ thái độ cầu toàn trong mọi sự. Dĩ nhiên, để đạt được điều

mình mong muốn, ta phải không ngừng nỗ lực. Nhưng đừng yêu cầu cuộc đời phải viên mãn

thì ta mới hài lòng và cũng đừng đòi hỏi mọi mối quan hệ phải hoàn hảo thì ta mới nâng

niu trân trọng. Hoàn hảo là một điều không tưởng. Trên đời, chẳng có gì là hoàn thiện,

hoàn mĩ cả. […]

Khi kiếm tìm sự hoàn hảo, người ta dễ trở nên hà khắc, hay phán xét bản thân và

mọi người. Bởi vậy, trên con đường trưởng thành của mình, mỗi người cần phải học cách

chấp nhận người khác và chấp nhận bản thân như vốn có.

(Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph. D, biên dịch: Thu Trang –

Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69)

Thực hiện các yêu cầu sau: