ĐÒI HỎI NGƯỜI LÀM BÀI PHẢI HIỂU SÂU SẮC ĐOẠN TRÍCH, CÂU TRÍCH DẪ...

câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn trích, câu trích dẫn thì bài làm mới hay,

hiểu đúng vấn đề.

- Trong phần Làm văn:

+ Đề thi yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội: Câu này vẫn giữ nguyên tắc ra

đề truyền thống, yêu cầu học sinh viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một

vấn đề được rút ra từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu.

+ Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình học kì I

lớp 12, không ra ngoài nội dung tinh giản của Bộ GDĐT, mức độ phù hợp giống với câu

nghị luận học trong đề thi chính thức năm 2019. Và đây là đơn vị kiến thức nhỏ (không phải

toàn bộ tác phẩm), phù hợp với dung lượng bài văn 5 điểm trong thời lượng đề thi 120 phút.

B. MA TRẬN ĐỀ THI

MA TRẬN

PHẦN CÂU CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

ĐỌC HIỂU 1 x

2 x

3 x

4 x

LÀM VĂN 1 x

2

C – BIÊN SOẠN ĐỀ THI

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích:

Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng

là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có

giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái.

Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết

yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những

việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban

giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp

nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ

nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.

Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học

theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có

quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành

được.

…Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi

trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc

quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

(Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu. Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày

25.02.2018)

Thực hiện các yêu cầu sau: