- PHÂN TÍCH (PHÂN TÍCH ĐỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH THỂ LOẠI, YÊU CẦU, PHẠM VI DẪN CHỨNG)

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn

bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo

đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

- Giới thiệu 18 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay

mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Phân tích

a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói

+ “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong

đợi, tin tưởng về sự giúp đỡ đó.

+ “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự

nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận,

không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

- Hành động: “Lạy, thưa”

+ Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy,

thưa em mình.

+ Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này

bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy

Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lý

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh

tình thế éo le của Thúy Kiều.

- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:

+ Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi

Thúy Vân và Kim Trọng không có tình yêu.

+ Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm,

đồ vật chứ không ai đi trao đi tình yêu của mình.

b. Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)

* Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình:

- Thành ngữ “đứt gánh tương tư”: chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều, nàng bị

đẩy vào bước đường cùng không lối thoát giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ

tình nên trao duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.

- Chữ “mặc”: Là sự phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm. Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho

Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

=> Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều

=> Là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của

người em đối với chị của Thúy Vân.

* Kiều kể về mối tình với chàng Kim:

- Hình ảnh “Quạt ước, chén thề”: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của

Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.

- “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng

nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình.

=> Mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ

=> Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận

lời.

* Kiều nhắc đến tuổi trẻ và tình máu mủ và cái chết:

- Hình ảnh ẩn dụ “Ngày xuân’: Tuổi trẻ.

=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

- “Tình máu mủ”: Tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống.

=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy

mãn nguyện của Kiều.

=> Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận

⇒ Lý lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lý khiến Vân không thể không nhận lời.

⇒ Kiều là một người con gái thông minh, sắc sảo cũng đầy tình cảm, cảm xúc.

c. Kiều trao kỉ vật (6 câu tiếp):

- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây.

=> Kỷ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ “giữ - của chung - của tin”.

+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.

+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh

hương, tiếng đàn.

=> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối

duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng

và Kim Trọng.

d. Nghệ thuật:

- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình.

- Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

III. Kết luận

- Khẳng định giá trị của 18 câu thơ đầu đối với đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói

chung.