CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11ĐÁP ÁN D A B C A D C B C A A

5. a) - Trong một trận càn lớn của Mỹ – ngụy, anh Sáu bị bắn vào ngực. Anh

không đủ sức trăng trối, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho bác Ba và bác Ba

hứa “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”. Lúc ấy, anh Sáu mới nhắm mắt từ giã cõi

đời.

+ Giữ gìn lời hứa của người cha mà bé Thu đang mong chờ.

+ Gửi lược là trao tình yêu thương của người cha cho con.

+ Chiếc lược là vật ký thác thiêng liêng của anh Sáu về tình phụ tử mà bom

đạn không tàn phá được.

- Lời của bác Ba “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”

+ Chính trong cuộc kháng chiến ác liệt, sự sống vẫn cứ tồn tại và phát triển.

+ Tình yêu thương con người, tình yêu con của người cha là tình cảm bất diệt,

không bao giờ chết. Chiếc lược là cầu nối giữa các thế hệ.

b) - Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 6. Đoạn văn cần đạt được các ý sau:

- Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai đã đi khoe cái tin đó:

“ Bác Thứ đâu rồi ? ... Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! ... Tây nó đốt nhà tôi

rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn....” Đặc biệt cách khoe và nội dung khoe thật cảm động cho

thấy tình yêu nước đã bao trùm lên tình cảm riêng. Kim Lân đã khám phá ra nét mới

mẻ trong người nông dân sau cách mạng là: Tình yêu làng quê hoà quyện trong tình

yêu đất nước, yêu cách mạng.

- Thái độ của mụ chủ khi nghe tin làng Dầu được cải chính cũng hoàn toàn bất

ngờ. Một người đàn bà hay chuyện, nhiều lời thế mà cũng phân biệt trắng đen rõ

ràng, ghét kẻ làm việt gian. Qua hai nhân vật, nhà văn Kim Lân đã khẳng định :

Người nông dân thời kì đầu kháng chiến có thể có hoàn cảnh, tính cách khác nhau

nhưng đều một lòng một dạ với kháng chiến, với cách mạng.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân khá sinh động và tinh tế,

người nông dan có tính cách rõ ràng : Vừa mang cái chung của người nông dân vừa

có nét riêng của nhân vật.