CÂU 31. TRONG CUỘC SỐNG MỖI NGƯỜI LUÔN ĐẶT RA CHO MÌNH MỘT MỤC TIÊU NH...

5.3. Môi trường

Năng lực con người được hình thành và phát triển trong môi trường tự nhiên và

môi trường xã hội. Năng lực chịu sự tác động, quy định của điều kiện lịch sử - xã

hội trong môi trường sống. Tư chất là điều kiện tự nhiên, tiềm năng để hình thành

năng lực nhưng môi trường mới đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát

triển năng lực. Sự tác động của môi trường trong việc hình thành và phát triển năng

lực thể hiện ở sự tác động qua lại giữa cá nhân với các yếu tố môi trường và quan

trọng nhất là giữa những cá nhân với nhau.

Năng lực được biểu hiện và hình thành trong hoạt động và chính trong quá trình

hoạt động con người mới đánh giá được chính xác năng lực, mới nhân thức đầy đủ

yêu cầu của hoạt động đòi hòi cá nhân phải đáp ứng. Qua đó con người có cơ hội

để đối chiếu giữa những đặc điểm cả bản thân với yêu cầu của hoạt động, của môi

trường. Do vậy, có thể coi hoạt động là nguồn gốc, là điều kiện cơ bản để hình

thành năng lực. Tương đồng với điều đó chúng ta khônh thể có một nhà khoa học

có trình độ năng lực cao mà cuộc đời lại không gắn liền với một hoạt động mà họ

tinh thông. Hoạt động của con người càng phong phú thì năng lực càng có điều

kiện để biểu hiện và phát triển. Mà một hoạt động bất kì nào cũng diễn ra trong

một điều kiện xã hội nhất định nên khi tìm hiểu về năng lực ta không được bỏ qua

vai trò của yếu tố điều kiện, hoàn cảnh xã hộ, môi trường.

Môi trường tự nhiên và xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và

phát triển năng lực cá nhân. Môi trường xã hội bao gồm: môi trường chính trị, kinh

tế, văn hóa…Đối với trẻ em môi trường gia đình, nhà trường, bạn bè, hàng xóm,

những phương tiện thông tin đại chúng… có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự

phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nếu được

tổ chức đúng đắn, có cơ sở khoa học cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc hình thành

năng lực cho trẻ.