CÂU 9. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ ĐẢM BẢO...

110/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm 13 nhóm hành vi vi phạm mới, trong đó có những hành vi qua tổng

kết cho thấy khá bức xúc trong thực tế nhưng không có chế tài xử phạt như hành vi: không lập biên

bản hoặc ghi biên bản không đầy đủ chi tiết diễn biến của phiên đấu giá; không ghi kết quả cuộc bán

đấu giá vào sổ đăng ký bán đấu giá tài sản (Điểm b Khoản 2 Điều 19); lập danh sách khống về người

đăng ký mua tài sản bán đấu giá, lập hồ sơ khống, lập hồ sơ sai sự thật; thông đồng, dìm giá trong hoạt

động bán đấu giá tài sản (Điểm a và Điểm b Khoản 7 Điều 19);...

Một hoạt động đang được xã hội rất quan tâm cũng có nhiều hành vi mới được bổ sung trong

Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, đó là hoạt động luật sư. Trong hoạt động này, Nghị định đã bổ sung

thêm 12 loại hành vi như hành vi: làm giả chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật

sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng

nhận người bào chữa; mạo danh luật sư để hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào (Điểm a và

Điểm bKhoản 5 Điều 6); hay hành vi vi phạm quy định về tổ chức hành nghề luật sư như: phân công

luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư quá số người theo quy định của pháp luật; (Điểm b Khoản

2 Điều 7)...

Bên cạnh việc bổ sung khá nhiều các hành vi vi phạm hành chính mới trong 03 hoạt động điển

hình như trên, trong tất cả các hoạt động thuộc các lĩnh vực trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định

đều được bổ sung những hành vi vi phạm hành chính mới để phù hợp với nội dung của pháp luật

chuyên ngành và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính đã phát sinh và đang

diễn ra trong thực tiễn.

Hai là, không quy định lại những hành vi vi phạm hành chính đã được quy định tại các Nghị

định số 60/2009/NĐ-CP, Nghị định số 10/2009/NĐ-CP, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP nhưng không

còn phù hợp và khó khả thi trên thực tế:

Đồng thời với việc bổ sung nhiều nhóm hành vi vi phạm hành chính mới, thì nhiều nội dung

của các Nghị định số 60/2009/NĐ-CP, Nghị định số 10/2009/NĐ-CP; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP

cũng đã được bãi bỏ, không tiếp tục quy định lại do không còn phù hợp với tinh thần Luật Xử lý vi

phạm hành chính hoặc trong thực tiễn thi hành đã phát sinh những khó khăn, bất cập, không có tính

khả thi. Đặc biệt trong nhóm này phải kể đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Hành vi vi phạm hành

chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được quy định tại Chương IV của Nghị định trên cơ sở kế

thừa các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Nghị định