CHƯƠNG 6 – CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRÊN LOGIC MỆNH ĐỀ

2.2 Ngữ nghĩa: Qui định cách diễn dịch và cách xác định tính đúng (true) hay sai (false) cho các câu. ¾ true là câu luôn có giá trị đúng, false là câu luôn có giá trị sai ¾ Mỗi ký hiệu biểu diễn (ánh xạ với) một phát biểu/mệnh đề trong thế giới thực; ký hiệu mệnh đề có giá trị là đúng (true) nếu phát biểu/mệnh đề đó là đúng, có giá trị là sai (false) nếu phát biểu/mệnh đề đó là sai, hoặc có giá trị chưa xác định (true hoặc false) ¾ Các câu phức biểu diễn (ánh xạ với) một phủ định, mối quan hệ hoặc mối liên kết giữa các mệnh đề/phát biểu/câu phức trong thế giới thực. Ngữ nghĩa và giá trị của các câu phức này được xác định dựa trên các câu con thành phần của nó, chẳng hạn: 9 ¬A có nghĩa là phủ định mệnh đề/ câu A, nhận giá trị true nếu A là false và ngược lại 9 A ∧ B có nghĩa là mối liên kết “A và B”, nhận giá trị true khi cả A và B là true, và nhận giá trị false trong các trường hợp còn lại. 9 A ∨ B biểu diễn mối liên kết “A hoặc B”, nhận giá trị true khi hoặc A hoặc B là true, và nhận giá trị false chỉ khi cả A và B là false. 9 (A ⇒ B) biểu diễn mối quan hệ “A kéo theo B”, chỉ nhận giá trị false khi A là true và B là false; nhận giá trị true trong các trường hợp khác 9 (A ⇔ B) biểu diễn mối quan hệ “A kéo theo B” và “B kéo theo A” Như vậy, việc xác định tính đúng/sai của một ký hiệu mệnh đề (mệnh đề đơn) là dựa trên tính đúng sai của sự kiện hoặc thông tin mà nó ám chỉ, còn việc xác định tính đúng sai của mệnh đề phức phải tuân theo các qui tắc trên. Trong nhiều trường hợp, chúng ta (cần chỉ) biết tính đúng/sai của các câu phức, còn tính đúng/sai của các câu đơn là không cần biết hoặc có thể lập luận ra từ các các câu phức đã biết đúng/sai và các qui tắc chuyển đổi tính đúng/sai giữa các câu đơn và câu phức theo các qui tắc trên.