NHÂN DÂN BA TỈNH MIỀN TÂY CHỐNG PHÁP

3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp .

Phong trào kháng chiến tăng cao:

+ Một số sĩ phu ra Bình Thuận xây dựng Đồng Châu xã do Nguyễn Thông cầm đầu mưu cuộc

kháng chiến lâu dài.

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Trương Quyền ở Tây Ninh; Phan Tôn, Phan Liêm ở Ba

Tri; Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá) Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho

…; Âu Dương Lân ở Vĩnh Long , Long Xuyên, Cần Thơ…

- Do lực lượng chênh lệch, cuối cùng phong trào thất bại nhưng đã thể hiện lòng yêu nước nồng

nàn và ý chí bất khuất của nhân dân ta.

* Nhận xét :

Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp

vừa chống phong kiến đầu hàng “dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn

Tây”, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xalánh của triều

đình với lực lượng kháng chiến

*So sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873:

+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về

phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi

hỏi của thực dân Pháp.

+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình

đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng

tạo.