PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN TA (1858-1884).A. HO...

2. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1884).

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- 1.9.1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho công cuộc xâm lược nước

ta.

- Nhân dân 2 miền Nam-Bắc đã vùng lên đấu tranh theo bước chân xâm lược của

Pháp.

b. Quá trình kháng chiến:

* 1858-1862: Nhân dân Miền Nam cùng sát cánh với quân triều đình đứng lên

chống Pháp xâm lược.

- 1858 trước sự xâm lược của TD Pháp, đội quân của Phạm Gia Vĩnh và quân triều

đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đắp thành luỹ, bao vây địch, thực hiện “vườn

không nhà trống”, giam chân địch suốt 5 tháng liền làm thất bại âm mưu đánh

nhanh thắng nhanh của chúng.

ở Miền Bắc có đội quân học sinh gần 300 người do Phạm Văn Nghị đứng

đầu xin vào Nam chiến đấu.

- 1859. Quân Pháp chiếm Gia Định, nhiều đội quân của nhân dân hoạt động mạnh,

làm cho quân Pháp khốn đốn. Tiêu biểu là khởi nghĩa của nghĩa quân Nguyễn

Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng ngày 10.12.1861 trên sông Vàm cỏ Đông.

* 1862-1884: => Nhdân tự động kháng chiến mặc dù khi nhà Nguyễn đầu hàng

từng bước rồi đầu hàng hoàn toàn.

- 1862, nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất cắt cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam

Kì và Đảo Côn Lôn, phong trào phản đối lệnh bãi binh và phản đối hiệp ước lan

rộng ra 3 tỉnh M.Đông, đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định với ngọn cờ “Bình

Tây đại Nguyên Soái”.

-> Nhân dân khắp nơi nổi dậy, phong trào nổ ra gần như Tổng khởi nghĩa: Căn cứ

chính ở Tân Hoà, Gò Công làm cho Pháp và triều đình khiếp sợ.

- 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền tây Nam Kì: nhân dân miền Nam chiến đấu với

nhiều hình thức phong phú như: KN vũ trang, dùng thơ văn để chiến đấu (Nguyễn

Đình Chiểu, Phan Văn Trị). TD Pháp cùng triều đình tiếp tục đàn áp, các thủ lĩnh

đã hy sinh anh dũng và thể hiện tinh thần khẳng khái anh dũng bất khuất.

+ Nguyễn Hữu Huân: 2 lần bị giặc bắt, được thả vẫn tích cực chống Pháp, khi bị

đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ.

+ Nguyễn Trung Trực: bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái tuyên bố “Bao

giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

-1873, TD Pháp xâm lược Bắc Kì lần I: nhân dân Hà Nội dưới sự chỉ huy của

Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ thành Hà Nội (quấy rối địch, đốt

kho đạn, chặn đánh địch ở cửa Ô Thanh Hà), Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng đi

đến đâu cũng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân M.Bắc.

- 21.12.1873, Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích giặc ở Cầu Giấy,

giết chết tướng Gác-ni-ê, làm quân Pháp hoảng sợ.

- 1882. Pháp đánh Bắc Kì lần II: Cuộc chiến đấu giữ thành Hà Nội của tổng đốc

Hoàng Diệu bị thất thủ, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn kiên trì chiến đấu với nhiều

hình thức: không bán lương thực, đốt kho súng của giặc.

Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích trận Cầu Giấy lần II và giết chết

tướng Ri-vi-e, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân M.Bắc tiếp tục kháng chiến.

- Từ 1883-1884, triều đình Huế đã đầu hàng hoàn toàn TD Pháp (qua 2 hiệp ước:

H... và P...) triều đình ra lệnh bãi binh trên toàn quốc nhưng nhân dân vẫn quyết

tâm kháng chiến, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành phản đối lệnh bãi

binh của triều đình, tiêu biểu là ở Sơn Tây.

=> Nhận xét:

Như vậy, giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ của triều đình

Nguyễn đã nổi dậy chống giặc ở đó bằng mọi vũ khí, nhiều hình thức, cách đánh

sáng tạo, thực hiện ở 2 giai đoạn:

+ Từ 1858-1862: Nhân dân cùng sát cánh với triều đình đánh giặc.

+ Từ 1862-1884: Sau điều ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn từng bước nhượng

bộ, đầu hàng Pháp thì nhân dân