VAI TRÒ, THÁI ĐỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH NGUYỄN TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA TD PHÁP...

1.Vai trò, thái độ của triều đình Nguyễn trước sự xâm lược của TD Pháp.

*

*

Giai đoạn 1: 1858 ->1862 .

+ Bước đầu, khi pháp xâm lược, triều đình lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân kháng

chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động – phòng ngự.

- 31.8.1858 khi Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, triều đình đã cử 2000 quân cùng

Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận kéo đến Đà Nẵng. Cùng với nhân

dân, quân triều đình đắp thành luỹ, thực hiện “Vườn không nhà trống”, bao vây,

tiêu hao dần lực lượng sinh lực địch suốt trong 5 tháng, làm thất bại âm mưu đánh

nhanh thắng nhanh của chúng.

- 2.1859, Khi Pháp kéo quân vào Gia Định, chúng gặp nhiều khó khăn – phải rút

bớt quân để chi viện cho các chiến trường Châu Âu và Trung Quốc (số còn lại

chưa đến 1000 quân dàn mỏng trên chiến tuyến dài trên 10 km) – Nguyễn Tri

Phương không tổ chức tiêu diệt mà rút về phòng ngự và xây dựng đại đồn Chí Hoà

(ngăn chặn địch).

=> Tr iều đình đã bỏ mất thời cơ quan trọng. Sau đó Pháp tăng viện binh, tăng lực

lượng lần lượt chiếm: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long vào đầu năm 1861.

Giai đoạn 2: 1862 ->1884 .

*

Nhà Nguyễn có tư tưởng thủ để hoà, vứt bỏ ngọn cờ chống Pháp, nhượng bộ từng

bước rồi đi đến đầu hàng.

- 1862 khi mất 3 tỉnh miền Đông và 1 tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình Nguyễn

không tấn công lấy lại ngững vùng đất này- sợ Pháp tấn công tiếp -> ký hiệp ước

Nhâm Tuất (5.6.1862) với các điều khoản nặng nề.

+ Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ và đảo Côn

Lôn.

+ Mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán.

+ Cho người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo.

+ Bồi thường chiến phí cho Pháp (288 vạn lạng Bạc).

+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng K/C.

=> Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn.

Sau đó triều đình càng đi sâu vào con đường đối lập với nhân dân: một mặt

đàn áp phong trào của nhân dân ở Bắc-Trung Kì, mặt khác ngăn cản phong trào

đấu tranh ở Nam Kì và chủ trương thương lượng với Pháp nhằm đòi lại 3 tỉnh miền

Đông nhưng thất bại -> để cho Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây trong 5 ngày mà

không mất 1 viên đạn.

- Sau khi 6 tỉnh Nam Kì đã mất, Nhà Nguyễn vẫn không tỉnh ngộ trước âm mưu

xâm lược của thực dân Pháp, vẫn tin vào thương thuyết để cho Pháp ra Bắc Kì giải

quyết vụ Đuy-puy quấy rối, thực chất đã tạo điều kiện cho Pháp đã được ra Bắc Kì

để xâm lược.

- 1873 Pháp đánh chiếm Hà Nội và một số tỉnh Bắc Kì (lần 1) nhà Nguyễn hoang

mang hoảng sợ. Bất chấp thái độ của triều đình, nhân đân các tỉnh miền Bắc tự

kháng chiến & làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1, giết chết Gac-ni-ê ->làm cho

Pháp hoang mang, nhà Nguyễn không nhân cơ hội này đánh Pháp mà còn ký tiếp

hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1873): thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì ->

với hiệp ước này, Việt Nam mất 1 phần quan trọng chủ quyền, lãnh thổ, ngoại

giao, thương mại…

- 1882 Pháp đưa quân ra xâm lược Bắc Kì lần II, triều đình hoang mang, khiếp sợ

sang cầu cứu Nhà Thanh -> Nhà Thanh câu kết với Pháp cùng nhau chia quyền lợi.

Nhân dân miền Bắc tiếp tục kháng chiến làm nên trận Cầu Giấy lần II (tướng Ri-

vi-e bị giết) quân Pháp hoang mang, dao động. Lúc đó vua Tự Đức chết, triều đình

lục đục, Pháp chớp thời cơ đánh chiếm cửa Thuận An, uy hiếp nhà Nguyễn, triều

điình hoảng sợ ký Hiệp ước Hác-măng (Quý Mùi: 25.8.1883), sau đó là hiệp ước

Pa-tơ-nốt (6.6.1884) với nội dung: Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc-

Trung Kì.

-> Triều đình Nguyễn đầu hàng hoàn toàn TD Pháp, nhà nước PKVN đã hoàn toàn

sụp đổ, thay vào đó là chế độ “thuộc địa nửa PK”.

=> Nhận xét: Quân Pháp mạnh hơn ta về Thế và Lực, nhưng ta mạnh hơn Pháp về

tinh thần. Nếu nhà Nguyễn phát huy được những yếu tố này, biết đoàn kết toàn

dân, biết Duy tân đất nước thì chắc chắn có thể ta sẽ không bị mất nước.

* So sánh: Trong lịch sử các cuộc kháng chiến trước đó đã chứng minh điều này:

VD: Nhà Lý chống Tống, Nhà Lê chống Minh Nhà Trần chống Nguyên Mông:

quân Nguyên Mông rất mạnh, “đi đến đâu cỏ lụi đến đó” nhưng Nhà Trần đã đề ra

được đường lối lãnh đạo đúng đắn, biết phát huy sức mạnh dân tộc, dù chỉ bằng vũ

khí thô sơ đã đánh tan quân xâm lược.

- Thực tế, trong thời kỳ này cũng có nhiều nhà yêu nước đã đưa ra đề nghị cải cách

nhằm Canh Tân đất nước (Nguyễn Trường Tộ) nhưng nhà Nguyễn không chấp

nhận. => Vì vậy việc Pháp xâm lược ta vào cuối TK XIX đầu TK XX là điều tất

yếu. Đứng trước nạn ngoại xâm, nhà Nguyễn đã không chuẩn bị, không động viên

nhân dân kháng chiến, không phát huy được sức mạnh quần chúng đánh giặc mà

ngập ngừng trong kháng chiến rồi đầu hàng hoàn toàn TD Pháp xâm lược. Nhà

Nguyễn phải chịu trách nhiệm khi để nước ta rơi vào tay Pháp ở nửa cuối TK XIX.

* Cơ sở đầu hàng của triều Nguyễn:

- Nhà Nguyễn phòng thủ bị động về quân sự:

+ Chính trị: không ổn định (có tới 500 cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình).

+ Kinh tế: Không phát triển do nông nhgiệp không được trú trọng.

+ Quốc phòng: Quân đội rối loạn, không có khả năng chống xâm lược.

+ XH: Đời sống nhân dân cực khổ do tham nhũng của Vua, quan, thiên tai, mất

mùa, đói kém …

- Nhà Nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc trực tiếp chống Pháp nhưng lại hèn nhát, đặt

quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc, sợ mất ngai vàng, “sợ dân

hơn sợ giặc”…

- Nhà Nguyễn không động viên được sức mạnh toàn dân, không đoàn kết được các

dân tộc trong kháng chiến, thụ động đầu hàng, để mất nước dễ dàng.