DÀN Ý BÀI PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP CỦA SÔNG HƯƠNG

2. Thân bàia. Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: Có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại, rầm rộ, mãnh liệt.” Là “một bản trường ca của rừng già” khi nó đi qua giữa lòng Trường Sơn. Dịu dàng và trí tuệ khi trở thành “người mẹ phù sa” của một vùng văn hóa đấtcố đô. Vẻ đẹp biến ả như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố"sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.” “trầm mặc” khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăngmộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn. Mang màu sắc “triết lí, cổ thi” khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếngchuông chùa Thiên Mụ. “vui tươi” khi đi qua những bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long. “mơ màng trong sương khói” khi nó dời xa dần thành phố để đi qua nhữngnương dâu, lũy trúc và những hàng cau thôn Vĩ Dạ...b. Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa: Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển của Huế... Sông Hương, ấy là“một người tài nữa đánh đàn lúc đêm khuya”, lại liên tưởng đến Nguyễn Du và“Truyện Kiều”. Tác giả cho rằng đã có một dòng thi ca về con sông Hương, một dòng thơkhông lặp lại mình, ấy là "dòng sông trắng - lá cây xanh", trong thơ Tản Đà, làvẻ đẹp hùng tráng "như kiếm dựng trời xanh" trong thơ Cao Bá Quát, là nỗiquan hoài vạn cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, là sức mạnh phục sinh tâmhồn trong thơ Tố Hữu.c. Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử:Sông Hương từng là dòng sông bảo vệ biên thùy tổ quốc thời Đại Việt, từng soibóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa,rồi đến cách mạng tháng tám, chiến dịch mậu thân năm 1968....d. Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng đầy tài hoa của tác giả:Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn sông Hương như một cô gái Huế, từng có lúc làmột cô gái Di - gan phóng khoán và man dại; là một thiếu nữ tài hoa, dịu dàng màsâu sắc, đa tình và kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức màkhông lòe loẹt phô trương, giống như những cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áođiều đục. “Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấmvoan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông…”