2. DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾPDẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP...

1.2. Dạy học theo quan điểm giao tiếp

Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng

diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp

hàng ngày với thầy cô, cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.

Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho

học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá năng về lý thuyết như

phương pháp dạy học truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào

các hoạt động học tập, tích cực sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn

luyện các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh thông qua phân môn

Tập làm văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu.

Ví dụ: Giảng dạy dạng bài tập nghe và tập nói

Nghe và kể lại câu chuyện "Giấu cày" - Tập làm văn tuần 1.

Qua việc kể mẫu của giáo viên, quan sát tranh, gợi ý sách giáo khoa...

học sinh kể nội dung câu chuyện .

Qua giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (kể

cho nhau nghe), việc kể lại nội dung câu chuyện trước lớp giúp các em thấy

được sự phê phán hóm hỉnh, hài hước và kể chuyện lại nội dung câu truyện

với giọng kể, cử chỉ, điệu bộ gây cười ở người nghe, nét mặt phù hợp, nâng

kịch tính câu chuyện lên cao hơn.

Song song với việc rèn luyện kỹ năng nghe - nói học sinh rèn kỹ năng

viết: nắm kỹ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ

pháp, bố cục văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Mỗi bài văn của học sinh

không đơn thuần là kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc mà thông qua đó

thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, thái độ yêu - ghét, trân trọng hay phê

phán của các em. Thông qua bài viết của các em người đọc hiểu được tâm tư

tình cảm của các em về một vấn đề nào đó.

Bổ trợ cho việc rèn kỹ năng nghe - nói trong tiết Tập làm văn, phần kể

chuyện của tiết tập đọc kể chuyện cũng chú trọng đến rèn kỹ năng giao tiếp.

Ví dụ: Dạy tập đọc kể chuyện. Tiết 2 - Bài Đất quý đấy yêu - tuần 11

Nhiệm vụ của học sinh là: quan sát tranh, sắp xếp lại tranh theo trình tự

nội dung câu chuyện: Đất quý đất yêu. Sau đó dựa vào tranh kể lại câu

chuyện, đúng nội dung, ngắn gọn, từ ngữ súc tích, dễ hiểu, biết kết hợp lời nói

với cử chỉ, điệu bộ để câu chuyện thêm hấp dẫn sinh động; giúp người nghe

thấy được phong tục tập quán của người Ê-ti-ô-pi-a: họ coi đất đai là thứ

thiêng liêng, cao quý nhất.

Thông qua kể lại câu chuyện theo tranh, học sinh hình thành và rèn

luyện khả năng diễn đạt, phục vụ tốt cho bài tập nói của tiết Tập làm văn.

Tóm lại, học sinh rèn luyện khả năng quan sát, nói - viết, rút ra những

nét điển hình, đặc trưng của từng vùng miền, thấy được vẻ đẹp đáng yêu,

đáng tự hào của mỗi vùng miền, từ đó hình thành nuôi dưỡng tình cảm gắn

bó, yêu thương, ý thức gữ gìn, xây dựng quê hương đất nước.

Ngoài ra, mỗi giáo viên cần chú trọng vận dụng phương pháp dạy học

theo quan điểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, bày tỏ sự cảm

thụ đó với người khác. Như vậy, mỗi bài nói, bài viết sẽ chính là tâm hồn tình

cảm của các em, các em sẽ thêm yêu văn - yêu cái hay, cái đẹp, yêu Tiếng

Việt - giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.