2. CÁC LOẠI TRẠNG NGỮ

3.2. Các loại trạng ngữ:a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu.- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?Ví dụ: Trên cây, chim hót líu lo.b) Trạng ngữ chỉ thời gian:- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sự - Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi lao động.c) Trạng nhữ chỉ nguyên nhân:- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.d) Trạng ngữ chỉ mục đích:- Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự - Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.e) Trạng ngữ chỉ phương tiện:- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?VD: Bằng một giọng chân tình, thaỳa giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập.D.3. CÂU RÚT GỌN- Trong giao tiếp, khi có đủ các điều kiện, người ta có thể lược bỏ bớt các thành phần của câu. Câu bị lược bỏ thành phần như vậy được gọi là câu rút gọn (câu tỉnhlược).Ví dụ: Nam rất thích xem đá bóng. Cả Bắc nữa.- Thông thường, câu rút gọn hay được dùng trong hội thoại.Ví dụ: - Cậu đi đâu đấy ?- Đến trường. (Lược chủ ngữ)- Cần chú ý khi sử dụng câu rút gọn với người lớn tuổi. Nếu không sẽ bị coi là vô lễ, mất lịch sự.- Do được sử dụngtrong những điều kiện nhất định nên câu rút gọn có thể được khôi phục lại thành câu đầy đủ thành phần.D.4. CÂU HỎI