XÁC ĐỊNH RÕ VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN

Câu 2: Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ. Nhận xét phong cáchthơ của Tố Hữu. Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Tố Hữu: Cuộc đời, con người và phong cách nghệthuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Việt Bắc”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giátrị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn thơ: Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc. II. Thân bài * Cảm nhận về đoạn thơ. - Hình ảnh hiện lên đầu tiên, mở màn cho nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi chính là cảnh sắccủa một Việt Bắc thanh bình. + Nỗi nhớ được tác giả so sánh ví von với nỗi nhớ người yêu thể hiện sự gắn bó tha thiết trongtình cảm. Cách so sánh này thật mới lạ sáng tạo bởi lẽ nỗi nhớ người yêu là một nỗi nhớ tựnhiên của con người mà ai ai cũng có thể dễ dàng hình dung ra. Như vậy, chỉ với một hình ảnhso sánh đơn giản tác giả đã giúp cho người đọc có thể thấy hết được tình cảm của người ra đimà không cần phải diễn giải dài dòng. + Bên cạnh đó, việc tác giả diễn tả nỗi nhớ từ lúc trăng lên đỉnh núi tới khi nắng chiều lươngnương lại khiến chúng ta cảm nhận được một nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài từ đêm sang ngày, baotrùm cả không gian lẫn thời gian. + Tiếp đến, nhà thơ tái hiện lại một loạt những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị của núi rừng ViệtBắc như: bản khói cùng sương, bếp lửa, trăng lên đầu núi, rừng nứa bờ tre, Ngòi Thia, sôngĐáy, suối Lê … Những hình ảnh ấy đã gợi những nét nhớ nhung tưởng như nhẹ nhàng mà lại hóa thathiết, mãnh liệt. - Hình ảnh thân thuộc của con người trong những ngày khó khăn gian khổ mà đậm đà tìnhnghĩa. + Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc vẫn đẹp và tình nghĩa chan hòa. Hìnhảnh tượng trưng: “Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từcùng nghĩa “chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân dân ViệtBắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong “củ sắn”, “bát cơm”, “chăn sui”…mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. + Nhớ những ngày đói kém, ta cùng mình chia bùi sẻ ngọt: đói ăn ta có củ sắn chia đôi, bát cơmsẻ nửa; nhớ mùa đông lạnh giá, ta đã cùng mình đắp chung một mảnh chăn sui. Thế mà cùngnhau đi qua bao gian khó. Lúc này đây, ta không còn thấy hình ảnh của cán bộ hay người dânnữa mà chỉ còn thấy sự chia sẻ đầy chân thành giữa con người với con người. Đây cũng là mộthình ảnh đậm đà tình giai cấp. - Những sinh hoạt vốn rất đời thường mà mang đậm ân tình. + Tác giả sử dụng hình ảnh “Người mẹ nắng cháy lưng” như một hình ảnh tượng trung đầychọn lọc gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩtrong kháng chiến. Họ từ những người phụ nữ mỏng manh đã trở thành những người mẹ sẵnsàng đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. + Cụm từ “Nắng cháy lưng” gợi cho người đọc liên tưởng đến thiên nhiên Việt Bắc vô cùngkhắc nghiệt. Nắng thì đến cháy lưng, mà rét thì như cắt da cắt thịt. Hai chữ “cháy lưng” nhói lênnỗi xót thương vô hạn của tác giả đối với những bà mẹ Việt Bắc. + Các động từ “địu con”, “bẻ từng” cũng gợi lên sự tần tảo, cần cù lao động, vất vả gian khổcủa bà mẹ nuôi trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Người mẹkhông quản ngại thời tiết khắc nghiệt, dữ dội “nắng cháy lưng” vẫn cần mẫn vừa địu con vừalao động. + Hai chữ “bẻ từng” gợi ra dáng vẻ người mẹ đang cặm cụi lao động, mẹ đang chắt chiu, dànhdụm từng hạt bắp làm lương thực nuôi quân. Đó vừa là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp vừa là cáiân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi. Tiếpnối với hình ảnh người mẹ trên nương, hình ảnh lớp học trong những đêm thanh vắng dần dầnhiện lên. * Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. - Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc. + Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của conngười cách mạng, của cả dân tộc. + Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượngthể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ. + Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sửtrọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến. - Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà. + Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn. + Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nóihàng ngày của nhân dân. + Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.III. Kết bài- Khẳng định lại giá trị nội dung: Nỗi nhớ thiên nhiên, con người Việt Bắc.- Đánh giá nhận xét về vẻ phong cách nghệ thuật của Tố Hữu thông qua đoạn trích.