QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁOI.KIẾN THỨC CƠ BẢNTHẾ N...

Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ? Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc Nhà

nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp?

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số

hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và

pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

- Nhằm để rút ngắn khoảng cách và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh

tế, văn hóa , xã hội tiến kịp trình độ chung của đất nước

Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chũ nghĩa ?

- Thực hiện tốt chính sách các dân tộc , tôn giáo bình đẳng , đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển

là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc,

thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công

cuộc xây dựng đất nước.

Em hiểu như thế nào là các quyền tự do cơ bản của công dân ? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm

về thân thể của công dân ? VD.

- Các quyền tự do cơ bản của công dân được hiểu là các quyền được ghi nhận trong hiến pháp và luật ,

quy định mối hệ cơ bản giữa NN và CD.

VD : Tự do dân chủ và tự do cá nhân ; tự do đi lại và tự do cư trú…

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định

của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

VD. Bắt , giam và giữ người....

Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe nhân phẩm và danh dự của công

dân? Nêu ví dụ ?

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe nhân phẩm và danh dự của công dân có nghĩa

là CD có quyền được bảo đảm về tính mạng , sức khỏe , được bảo vệ danh dự và nhân phẩm ; không ai

được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm và danh dự của người khác.

II. BÀI TẬP

1. Chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của

chính phủ cò có tên gọi khác là :

A. chương trình 134.

C. chương trình 136.

B. chương trình 135.

D. chương trình 138.

2. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là :

A. các bên cùng có lợi.

B. bình đẳng.

B. đoàn kết giữa các dân tộc.

D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

3. Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam là :

A. 54.

B. 55.

C. 56.

D. 57.

4. Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số

nghèo, đời sống khó khăn còn có tên gọi khác là :

5. Dân tộc được hiểu theo nghĩa là :

C. một dân tộc ít người.

A. một bộ phận dân cư của quốc gia.

B. một dân tộc thiểu số.

B. một cộng đồng có chung lãnh thổ.

6. Yếu tố quan trọng nhất dùng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan là :

A. niềm tin.

C. nguồn gốc.

B. hậu quả xấu để lại.

D. nghi lễ.

7. Ngoài việc được thể hiện trong Hiến pháp, sự bình đẳng giữa các tôn giáo còn thể hiện trong văn bản luật

nào ?

A. Luật Tôn giáo.

C. Pháp lệnh thờ cúng.

B. Luật Tín ngưỡng.

D. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.

8. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng ?

C. Yểm bùa.

A. Thắp hương trước lúc đi xa.

B. Không ăn trứng trước khi đi thi.

D. Xem bói để biết trước tương lai.

9. Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân

của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau ?

A. Tôn trọng.

B. Độc lập.

C. Công kích.

D. Ngang hàng.

10. Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với

đạo pháp và đất nước ?

A. Buôn thần bán thánh.

C. Kính chúa yêu nước.

B. Tốt đời đẹp đạo.

D. Đạo pháp dân tộc.

Câu 2. Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một hoặc nhiều thông tin tương ứng ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

a. Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp

với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình

1. Dân tộc

và cộng đồng.

2. Tôn giáo

b. Là lòng tin vào vào một cái gì đó thần bí.

3. Tín ngưỡng

c. Là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức giáo hội, giáo

lí và các nghi thức thờ cúng riêng.

d. Chỉ cộng đồng người cụ thể có mối liên hệ chặt chẽ và

4. Mê tín dị đoan

bền vững với sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ chung và những

nét văn hoá đặc thù.

5. Bình đẳng giữa

e. Công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều có

các dân tộc

quyền tham gia vào bộ máy nhà nước.

6. Bình đẳng giữa g. Các tôn giáo dù lớn hay nhỏ đều đều được Nhà nước

Câu 3. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ?

a. Nếu công dân không theo tôn giáo này thì phải theo một giáo khác.

b. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

c. Công dân có quyền từ bỏ tín ngưỡng hay tôn giáo mà họ đã từng theo.

d. Công dân không được từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo mà mình đã theo.

e. Công dân đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được gia nhập tôn giáo khác.

g. Công dân có quyền thôi không theo tín ngưỡng hay tôn giáo này để theo một tín ngưỡng hoặc tôn

giáo khác.

h. Công dân có quyền theo tín ngưỡng hoặc tôn giáo mà họ muốn.

i. Không ai được phép cưỡng bức hoặc cản trở người khác trong việc gia nhập hay từ bỏ một tín ngưỡng

tôn giáo nào đó.

k. Nếu đã từ bỏ tôn giáo đã từng theo thì không được theo trở lại.

Câu 4. Anh P và chị H yêu nhau đã được một năm. Hai anh chị có ý định sẽ tiến đến hôn nhân. Nhưng khi

đem chuyện này ra báo cáo và bàn bạc với bố mẹ thì chị H bị bố mẹ và gia đình phản đối kịch liệt với lí do

là gia đình chị H theo đạo Thiên chúa, còn gia đình anh P lại theo đạo Phật, nên không hai người không thể

cưới nhau. Chị H rất lo lắng và chưa biết giải quyết sự việc ra sao ? Theo em, việc ngăn cản của gia đình chị

H có phải là đã vi phạm pháp luật không ? Vì sao ?

Câu 5. Tại một trường dân tộc nội trú của tỉnh Thừa Thiên – Huế có rất nhiều học sinh thuộc các dân tộc

khác nhau trong tỉnh. Trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ, nhà trường luôn khuyến khích học sinh đăng

kí những tiết mục có nôi dung liên quan đến bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Ngoài ra, trong các dịp lễ

hội hay hoạt động ngoại khoá, nhà trường cũng khuyến khích học sinh mặc những trang phục của dân tộc

mình. Theo em, những việc làm trên của nhà trường có thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc hay không ?

Vì sao ?

Câu 6. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì ? Vì sao nói bình đẳng giữa các dân tộc vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ?

Câu 7. Vì sao nói phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu

số góp phần quan trọng vào bảo vệ an ninh giới và củng cố vững chắc chủ quyền của đất nước ?

các tôn giáo

đối xử bình đẳng như nhau.

h. Nhà nước tạo điều kiện để công dân thuộc các dân tộc

khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

i. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau hoặc không có

tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.

k. Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển kinh tế

vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

l. Các tôn giáo hợp pháp luôn bình đẳng trước pháp luật,

đều được pháp luật công nhận và bảo hộ.