CẢM XÚC CỦATỪ VẺ ĐẸP CỦA MÙA XUÂN QUÊ HƯƠNG, THANH HẢI ĐÃ MỞ RỘNG Đ...

2, Cảm xúc của

Từ vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, Thanh Hải đã mở rộng để

nhà thơ trước mùa

khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

xuân đất nước (2

Mùa xuân người cầm súng

khổ tiếp theo)

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”.

- Thanh Hải chọn hai hình ảnh tiêu biểu người cầm súng và

người ra đồng – hai hình ảnh tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến

lược quan trọng: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất

nước. Cái hay của câu thơ là tác giả đã gắn hình ảnh người cầm

súng và người ra đồng với màu xanh vô cùng gợi cảm của chồi non

lộc biếc.

Lộc giắt đầy …, lộc trải dài… hình ảnh trùng điệp làm hiện

ra cả mùa xuân đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa

xuân theo người lính ra trận, lộc non trên vành lá ngụy trang tiếp

sức cho họ trên mỗi bước đường hành quân, gìn giữ mùa xuân vĩnh

hằng cho dân tộc. Mùa xuân theo người nông dân ra đồng trước mắt

họ trải ra màu xanh đầy sức sống, hay chính họ đang gieo mùa xuân

trên khắp mọi miền Tổ quốc? Mùa xuân theo người cầm súng,

người ra đồng đến mọi miền đất nước. Và chính những con người

ấy đã đem mùa xuân đến cho đất nước giữa mùa xuân của thiên

nhiên. Nhà thơ nghe thấy trong màu xanh tươi non của của mùa

xuân cái khí thế tưng bừng; rộn rã, hối hả, xôn xao “Tất cả như hối

hả - Tất cả như xôn xao”.

Điệp từ "tất cả” đi liền với từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm cho nhịp

thơ trở nên nhanh, gấp, gợi một nhịp sống sôi động, hối hả khẩn

trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước

- Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ đã suy ngẫm về đất

nước:

+ Đất nước vừa lớn lao vừa gần gũi:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Nghệ thuật nhân hóa, đất nước như con người trải qua bao

vất vả gian lao của thăng trầm lịch sử. Vẻ đẹp đất nước là vẻ đẹp

của sức sống bền bỉ, mãnh liệt.

+ Đất nước tỏa sáng trong tương lai:

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Nhà thơ so sánh tầm vóc, vị thế của đất nước với nguồn sáng

lấp lánh của vì sao để bày tỏ niềm tự hào, niền tin tưởng về tương

lai tươi sáng, về sức sống trường tồn vĩnh cửu của dân tộc, không kẻ

thù nào có thể ngăn nổi bước tiến của dân tộc ta.

Điệp từ "đất nước” cộng với cấu trúc song hành “đất nước bốn

nghìn năm…đất nước như vì sao…” diễn tả sự vận động đi lên của

lịch sử và khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước

Cụm từ “cứ đi lên” thể hiện ý chí, lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá

của nhà thơ và cả dân tộc về tương lai tươi sáng của đất nước.

-> Giọng thơ vừa tha thiết sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm

yêu mến tự hào, tin tưởng của nhà thơ vào đất nước.