ANH (CHỊ) HÃY NÊU MỤC TIÊU GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HÓA HỌC Ở TRƯ...

1) GDMT nhằm giúp học sinh có được:

a) Các kiến thức về:

- Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái.

- Môi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật,

cảnh quan thiên nhiên, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh

tế, xã hội của con người).

- Môi trường và phát tiển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái,

chi phí và lợi ích thu được.

- Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một

cách cục bộ …

- Các chủ chương, chính sách về môi trường của Đảng và Nhà nước,

luật Bảo vệ môi trường …

b) Hình thành các kĩ năng:

- Kĩ năng giao tiếp

- Kĩ năng tư duy

- Kĩ năng nghiên cứu

- Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

- Kĩ năng cá nhân và xã hội

- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin ...

c) Thái độ và hành vi:

- Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các

sinh vật.

- Biết khoan dung và cởi mở.

- Tôn trọng, niềm tin và quan điểm của người khác.

- Biết tôn trọng những luận điểm và luận cứ đúng đắn.

- Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về môi

trường.

- Có mong muốn tham gia vào việc giải quyết các vấn đề môi trường,

các hoạt động cải thiện môi trường.

Như vậy, GDMT nhằm đạt mục đích cuối cùng là trang bị cho người học:

- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái

đất.

- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng môi trường.

- Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.