ĐIỀN CẶP TỪ HÔ ỨNG VÀO CÁC CHỖ TRỐNG CHO THÍCH HỢP

7. Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp :a) Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.b)… cho nhiều… nhận được nhiều.c) Người ta càng biết cho nhiều… thì họ càng nhận lại được nhiều…CẢM THỤ VĂN HỌCTheo em, vì sao qua việc tặng kính, cô giáo đã làm cho bạn học sinh cảm thấy mìnhnhư một người cho, mình thành người có trách nhiệm.TẬP LÀM VĂNEm hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện về em bé ngày nào nay đã trưởngthành.Đề 24ĐỌC HIỂUCHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔIÔng tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ “ngày xửa ngày xưa”, tức là từkhi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trường Sơn vào miền Namđánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng : lúc xông ra trận,khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa.Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng đượcđến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiềuchỗ đã móp méo, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xíchnhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắpnhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏđeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những sợi dây cũng màuxanh lá cây, tuy đã sờn nhưng còn rất bền chắc. Những lúc ông treo cái bi đông trong cáitúi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng…Có lần tôi hỏi ông :– Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à ?Ông tôi mỉm cười :– Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màuquân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc.Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mânmê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hànrất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích :– Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, mộtmảnh đạn văng vào người ông, may quá nó lại găm đúng vào cái bi đông ông đeo bênngười. Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”.Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể ! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lạinâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựngnước uống mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầugiường, như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học.(HồThị Mai Quang)Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :