(4,0 ĐIỂM)*YÊU CẦU CHUNG

Câu 2. (4,0 điểm)

*

Yêu cầu chung:

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập

văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn

học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

5

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt

hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với

nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm

xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện

được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ về nội dung và

nghệ thuật.

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự

hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó

phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa khai thác nghệ thuật để làm rõ nội dung (2,0

điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

-

Ý 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

-

Ý 2. Cảm nhận vẻ đẹp từng đoạn thơ

+ Đoạn thơ Việt Bắc:

++ Nội dung

+++ Nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho quê hương Việt Bắc, con

người Việt Bắc.

+++ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh đẹp bình dị mà thơ mộng,

cảnh ở nhiều không gian và thời gian, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đằm thắm, là hình ảnh con

người Việt Bắc tần tảo, chịu thương chịu khó. Con người và thiên nhiên hài hòa gắn bó trong nỗi nhớ

người về xuôi.

++ Nghệ thuật.

Thể thơ lục bát nhuần nhuyễn; âm hưởng ngọt ngào, tha thiết, sâu lắng; hình ảnh thơ giản dị mà gợi

cảm, cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo, cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép đối.

+ Đoạn thơ Sóng

+++ Nỗi nhớ của sóng choáng ngợp cả không gian “ dưới lòng sâu – trên mặt nước”, trải dài theo thời

gian “ ngày đêm không ngủ được”. Dù ở bất kì đâu, sóng cũng chỉ có một nơi để nhớ, để thương đó là

bờ.

+++ Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả, người con gái khi yêu

còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn “Lòng em nhớ đến anh - Cả

++ Nghệ thuật

+++ Lối điệp cú pháp kết hợp với hình thức đối lập: trên - dưới; ngày – đêm; thức - ngủ…đã góp

phần thể hiện một nỗi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ hay cũng chính là nỗi nhớ của người

con gái khi yêu.

+++ Sóng là hình ảnh ẩn dụ. Đến khổ thơ này, em đã tách ra khỏi sóng để diễn tả chân thực nỗi nhớ

khắc khoải, triền miên biểu hiện tấm lòng chung thuỷ của người con gái trong tình yêu.

-

Ý 3. Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt.

+ Điểm tương đồng.

++ Cả hai đoạn thơ điều thể hiện nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình. Nỗi nhớ

không chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là

thước đo của một tình yêu sâu nặng.

++ Mỗi đoạn thơ đều gồm 6 câu, thể hiện cảm hứng lãng mạn, một trong những đặc điểm cơ bản của

văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

+ Điểm khác biệt

++ Nội dung.Đoạn thơ của Tố Hữu dùng nỗi nhớ tình yêu để khẳng định nỗi nhớ Việt Bắc của người

cán bộ về xuôi. Tình cảm Cách mạng qua cảm nhận của nhà thơ gắn bó, hòa nhập với truyền thống

yêu nước, đạo lí sống ân nghĩa thủy chung của dân tộc. Sóng diễn tả trực tiếp tình cảm lứa đôi, thông

qua nỗi nhớ của người con gái vừa nồng nàn vừa mãnh liệt. Sóng là tiếng lòng chân thành, đắm say

của người phụ nữ trong tình yêu đôi lứa.

++ Nghệ thuậtHai bài thơ sử dụng hai hình thức khác nhau để bộc lộ cảm xúc: Việt Bắc sử dụng hình

thức thơ lục bát, Sóng sử dụng hình thức thơ ngũ ngôn truyền thống.

+ Lí giải:

++ Điểm giống nhau: Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Phải chăng vì thế mà khi viết về tình yêu

(tình yêu riêng hay tình yêu chung) cả Tố Hữu và Xuân Quỳnh đều diễn tả nỗi nhớ da diết, khắc

khoải ở mọi không gian, thời gian.

++ Điểm khác nhau: Sự khác nhau giữa hai đoạn thơ còn có thể lí giải bởi sự khác nhau về phong

cách thơ của hai tác giả. Thơ Tố Hữu mang màu sắc trữ tình- chính trị. Nội dung đặc sắc của thơ Tố

Hữu là tình cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn. Hồn thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tính,

chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

(Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.)

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so

sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,0 - 1,25: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu

tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái

độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

7

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu

sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc

quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả